Không gian đọc, phòng đọc cơ sở có được tạo điều kiện tiếp nhận tài nguyên thông tin từ thư viện công cộng không?
- Nhà nước khuyến khích không gian đọc, phòng đọc cơ sở có tối thiểu bao nhiêu bản sách?
- Không gian đọc, phòng đọc cơ sở có được tạo điều kiện tiếp nhận tài nguyên thông tin từ thư viện công cộng không?
- Không gian đọc, phòng đọc cơ sở có tối thiểu bao nhiêu quyển sách thì đáp ứng được điều kiện thành lập thư viện công cộng cấp xã?
Nhà nước khuyến khích không gian đọc, phòng đọc cơ sở có tối thiểu bao nhiêu bản sách?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 93/2020/NĐ-CP về tiêu chí xác định không gian đọc, phòng đọc cơ sở như sau:
Tiêu chí xác định không gian đọc, phòng đọc cơ sở
1. Không gian đọc, phòng đọc cơ sở là nơi đọc sách do cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân Việt Nam thành lập nhằm cung cấp cho người dân thông tin, kiến thức và dịch vụ văn hóa đọc trong khu vực sinh sống tại thôn, làng, ấp, bản, phum, sóc, tổ dân phố mà chưa đủ điều kiện thành lập thư viện theo quy định tại Điều 19 và Điều 20 Nghị định này.
2. Khuyến khích thành lập không gian đọc, phòng đọc cơ sở đáp ứng các tiêu chí sau:
a) Có ít nhất 300 bản sách;
b) Có đối tượng phục vụ phù hợp với mục tiêu hoạt động của không gian đọc, phòng đọc cơ sở;
c) Có diện tích, hạ tầng bảo đảm việc bảo quản tài nguyên thông tin và phục vụ người sử dụng; không ảnh hưởng tới trật tự, an toàn giao thông, bảo đảm vệ sinh môi trường và cảnh quan; bảo đảm trang thiết bị an ninh, an toàn và phòng cháy, chữa cháy;
d) Có người quản lý không gian đọc, phòng đọc cơ sở;
đ) Có nội quy phù hợp với đối tượng phục vụ của không gian đọc, phòng đọc cơ sở.
Như vậy, đối với khu vực sinh sống tại thôn, làng, ấp, bản, phum, sóc, tổ dân phố mà chưa đủ điều kiện thành lập thư viện thì nhà nước khuyến khích thành lập không gian đọc, phòng đọc cơ sở có tối thiểu 300 bản sách.
Bên cạnh đó:
- Có đối tượng phục vụ phù hợp với mục tiêu hoạt động của không gian đọc, phòng đọc cơ sở;
- Có diện tích, hạ tầng bảo đảm việc bảo quản tài nguyên thông tin và phục vụ người sử dụng; không ảnh hưởng tới trật tự, an toàn giao thông, bảo đảm vệ sinh môi trường và cảnh quan; bảo đảm trang thiết bị an ninh, an toàn và phòng cháy, chữa cháy;
- Có người quản lý không gian đọc, phòng đọc cơ sở;
- Có nội quy phù hợp với đối tượng phục vụ của không gian đọc, phòng đọc cơ sở.
Nhà nước khuyến khích không gian đọc, phòng đọc cơ sở có tối thiểu bao nhiêu bản sách? (Hình từ Internet)
Không gian đọc, phòng đọc cơ sở có được tạo điều kiện tiếp nhận tài nguyên thông tin từ thư viện công cộng không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 93/2020/NĐ-CP về hoạt động của không gian đọc, phòng đọc cơ sở như sau:
Hoạt động của không gian đọc, phòng đọc cơ sở
1. Hoạt động của không gian đọc, phòng đọc cơ sở thực hiện theo nguyên tắc tự quản, tự chịu trách nhiệm.
2. Không gian đọc, phòng đọc cơ sở được hỗ trợ, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ và được tạo điều kiện tiếp nhận tài nguyên thông tin, tiện ích thư viện luân chuyển từ thư viện công cộng trên địa bàn.
...
Như vậy, theo quy định trên thì, không gian đọc, phòng đọc cơ sở được tạo điều kiện để tiếp nhận tài nguyên thông tin, tiện ích thư viện luân chuyển từ thư viện công cộng trên địa bàn.
Bên cạnh đó, không gian đọc, phòng đọc cơ sở còn được hỗ trợ, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ.
Không gian đọc, phòng đọc cơ sở có tối thiểu bao nhiêu quyển sách thì đáp ứng được điều kiện thành lập thư viện công cộng cấp xã?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 93/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Hoạt động của không gian đọc, phòng đọc cơ sở
...
3. Nhà nước khuyến khích không gian đọc, phòng đọc cơ sở có đủ điều kiện thành lập thư viện cộng đồng hoặc thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng thực hiện việc thông báo thành lập thư viện theo quy định tại Điều 23 của Luật Thư viện.
Theo đó, tại Điều 13 Nghị định 93/2020/NĐ-CP về điều kiện thành lập thư viện công cộng cấp xã như sau:
Điều kiện thành lập thư viện công cộng cấp xã
1. Có mục tiêu hoạt động đáp ứng các yêu cầu về chức năng, nhiệm vụ quy định tại khoản 4 Điều 11 của Luật Thư viện; có đối tượng phục vụ là tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng thư viện trên địa bàn xã, phường, thị trấn.
2. Có ít nhất 2.000 bản sách và 02 đầu báo, tạp chí (khuyến khích sử dụng báo điện tử) được xử lý theo quy tắc nghiệp vụ thư viện.
3. Có cơ sở vật chất và tiện ích thư viện bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Được bố trí ở gần cộng đồng dân cư hoặc vị trí giao thông thuận tiện;
b) Không gian thư viện phải đáp ứng yêu cầu bảo quản tài nguyên thông tin, khu vực phục vụ và khu vệ sinh;
c) Bảo đảm ít nhất 40 m2 đối với không gian đọc cho người sử dụng thư viện;
d) Có các phương tiện, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của người làm công tác thư viện và phục vụ người sử dụng thư viện; bảo đảm các thiết bị, phương tiện bảo quản tài nguyên thông tin, an ninh, an toàn và phòng cháy, chữa cháy.
4. Người làm công tác thư viện tốt nghiệp từ trung học phổ thông trở lên, đã tham gia tập huấn hoặc được hướng dẫn nghiệp vụ về thư viện.
Như vậy, không gian đọc, phòng đọc cơ sở khi có tối thiểu 2.000 bản sách thì đáp ứng được một trong những điều kiện để thành lập thư viện công cộng cấp xã.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?
- Tải về mẫu bảng chi tiêu gia đình hàng tháng? Thu nhập một tháng bao nhiêu được coi là gia đình thuộc hộ nghèo?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi Thông tư 02 2022 quy định đến ngành đào tạo trình độ đại học thạc sĩ tiến sĩ?
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?