Không hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản theo thông báo của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thì doanh nghiệp bị xử phạt thế nào?
- Điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản gồm những hoạt động nào?
- Không hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản theo thông báo của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thì doanh nghiệp bị xử phạt thế nào?
- Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường được quyền xử phạt doanh nghiệp không hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản không?
Điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản gồm những hoạt động nào?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật Khoáng sản 2010 về điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản như sau:
Điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản là hoạt động nghiên cứu, điều tra về cấu trúc,thành phần vật chất, lịch sử phát sinh, phát triểnvỏ trái đất và các điều kiện, quy luật sinh khoángliên quan để đánh giá tổng quan tiềm năng khoáng sản làm căn cứ khoa học cho việc định hướng hoạt động thăm dò khoáng sản.
Theo quy định trên, điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản là hoạt động nghiên cứu, điều tra về cấu trức, thành phần vật chất, lịch sử phát sinh, phát triển vỏ trái đất và các điều kiện, quy luật sinh khoáng liên quan để đánh giá tổng quan tiềm năng khoáng sản làm căn cứ khoa học cho việc định hướng hoạt động thăm dò khoáng sản.
Điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản (Hình từ Internet)
Không hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản theo thông báo của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thì doanh nghiệp bị xử phạt thế nào?
Theo khoản 2 đến khoản 4 Điều 51 Nghị định 36/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 25 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định sử dụng thông tin về khoáng sản như sau:
Vi phạm quy định sử dụng thông tin về khoáng sản
...
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi chưa hoàn trả đầy đủ hoặc không hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản khi sử dụng thông tin về khoáng sản phục vụ khai thác khoáng sản theo thông báo của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (trừ trường hợp cơ quan, tổ chức đã đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản trước đó theo quy định).
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp vào ngân sách nhà nước toàn bộ khoản tiền sử dụng thông tin về khoáng sản theo thông báo của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, nộp bổ sung phần tiền do chậm nộp theo quy định của Luật Quản lý thuế.
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 36/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP quy định về áp dụng mức phạt tiền trong xử phạt hành chính như sau:
Áp dụng mức phạt tiền trong xử phạt hành chính
1. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt đối với hộ kinh doanh; chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính không thuộc phạm vi, thời hạn được doanh nghiệp ủy quyền áp dụng như đối với mức phạt của cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức (kể cả chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền của doanh nghiệp) gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo đó, doanh nghiệp không hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản theo thông báo của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
Đồng thời doanh nghiệp vi phạm còn bị đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng và buộc nộp vào ngân sách nhà nước toàn bộ khoản tiền sử dụng thông tin về khoáng sản theo thông báo của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, nộp bổ sung phần tiền do chậm nộp theo quy định.
Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường được quyền xử phạt doanh nghiệp không hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản không?
Theo khoản 2 Điều 63 Nghị định 36/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm b khoản 29 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quền của Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường như sau:
Thẩm quyền của Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường
...
2. Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra có quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này, cụ thể như sau:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
...
Như vậy, doanh nghiệp không hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản theo thông báo của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 200.000.000 đồng nên Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường không được quyền xử phạt doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?