Không kê khai đủ mặt hàng trên cùng 1 Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì thương nhân có được sử dụng Tờ khai bổ sung không?
- Không kê khai đủ mặt hàng trên cùng 1 Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì thương nhân có được sử dụng Tờ khai bổ sung không?
- Nội dung kê khai Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) gồm những gì?
- Thương nhân đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải lưu trữ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận trong bao lâu?
Không kê khai đủ mặt hàng trên cùng 1 Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì thương nhân có được sử dụng Tờ khai bổ sung không?
Việc kê khai Tờ khai bổ sung Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được quy định tại Điều 9 Thông tư 05/2018/TT-BCT (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 44/2023/TT-BCT) như sau:
Kê khai Tờ khai bổ sung C/O
1. Trong trường hợp nhiều mặt hàng không thể kê khai trên cùng một C/O mẫu B của Việt Nam, thương nhân đề nghị cấp C/O sử dụng Tờ khai bổ sung C/O mẫu B của Việt Nam theo mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này. Tờ khai bổ sung C/O mẫu B được kê khai bằng tiếng Anh và đánh máy. Nội dung kê khai Tờ khai bổ sung C/O mẫu B của Việt Nam bao gồm số tham chiếu giống như số tham chiếu của C/O và theo hướng dẫn từ điểm g đến điểm l khoản 1 Điều 8 Thông tư này.
2. Trong trường hợp quy tắc xuất xứ ưu đãi theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, quy tắc xuất xứ ưu đãi theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập và các ưu đãi đơn phương khác của nước nhập khẩu dành cho Việt Nam có quy định riêng về các loại mẫu Tờ khai bổ sung C/O hoặc hướng dẫn riêng cách kê khai nhiều mặt hàng trên cùng một C/O, việc kê khai Tờ khai bổ sung C/O thực hiện theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn Điều ước quốc tế đó hoặc theo quy định của nước nhập khẩu.
Theo đó, trong trường hợp có nhiều mặt hàng không thể kê khai trên cùng một Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu B của Việt Nam thì thương nhân có thể sử dụng Tờ khai bổ sung C/O mẫu B của Việt Nam.
Tờ khai bổ sung C/O mẫu B được kê khai bằng tiếng Anh và đánh máy. Nội dung kê khai Tờ khai bổ sung C/O mẫu B của Việt Nam bao gồm số tham chiếu giống như số tham chiếu của C/O và theo hướng dẫn từ điểm g đến điểm l khoản 1 Điều 8 Thông tư 05/2018/TT-BCT.
TẢI VỀ Mẫu Tờ khai bổ sung Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O).
Lưu ý: Trong trường hợp quy tắc xuất xứ ưu đãi theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, quy tắc xuất xứ ưu đãi theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập và các ưu đãi đơn phương khác của nước nhập khẩu dành cho Việt Nam có quy định riêng về các loại mẫu Tờ khai bổ sung C/O hoặc hướng dẫn riêng cách kê khai nhiều mặt hàng trên cùng một C/O, việc kê khai Tờ khai bổ sung C/O thực hiện theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn Điều ước quốc tế đó hoặc theo quy định của nước nhập khẩu.
Không kê khai đủ mặt hàng trên cùng 1 Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì thương nhân có được sử dụng Tờ khai bổ sung không? (Hình từ Internet)
Nội dung kê khai Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) gồm những gì?
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 05/2018/TT-BCT thì nội dung kê khai Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) cụ thể như sau:
- Ô số 1: tên giao dịch của người xuất khẩu, địa chỉ, tên nước xuất khẩu
- Ô số 2: tên người nhận hàng, địa chỉ, tên nước nhập khẩu
- Ô trên cùng bên phải: số tham chiếu của C/O (dành cho cơ quan, tổ chức được ủy quyền cấp C/O)
- Ô số 3: ngày khởi hành, tên phương tiện vận tải (nếu gửi bằng đường hàng không thì khai báo “by air”, số hiệu chuyến bay, tên cảng hàng không dỡ hàng; nếu gửi bằng đường biển thì khai báo tên tàu và tên cảng dỡ hàng)
- Ô số 4: tên cơ quan, tổ chức được ủy quyền cấp C/O, địa chỉ, tên nước
- Ô số 5: Mục dành riêng cho cơ quan hải quan tại cảng hoặc địa điểm nhập khẩu
- Ô số 6: mô tả hàng hóa và mã HS; ký hiệu và số hiệu của kiện hàng
- Ô số 7: trọng lượng cả bì của hàng hóa hoặc số lượng khác
- Ô số 8: số và ngày phát hành hóa đơn thương mại
- Ô số 9: nơi cấp C/O, ngày tháng năm cấp C/O, chữ ký và con dấu của cơ quan, tổ chức cấp C/O
- Ô số 10: địa điểm, ngày tháng năm đề nghị cấp C/O và chữ ký của người xuất khẩu (dành cho thương nhân đề nghị cấp C/O).
Lưu ý: Trong trường hợp quy tắc xuất xứ ưu đãi theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, quy tắc xuất xứ ưu đãi theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập và các ưu đãi đơn phương khác của nước nhập khẩu dành cho Việt Nam có quy định riêng về các loại mẫu C/O ưu đãi, việc kê khai C/O thực hiện theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn Điều ước quốc tế đó hoặc theo quy định của nước nhập khẩu.
Thương nhân đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải lưu trữ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận trong bao lâu?
Thời hạn lưu trữ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được quy định tại khoản 3 Điều 30 Nghị định 31/2018/NĐ-CP như sau:
Lưu trữ hồ sơ
...
3. Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lưu trữ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và các chứng từ liên quan đến việc đề nghị cấp đó dưới dạng văn bản trong thời hạn tối thiểu 5 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
4. Thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa lưu trữ hồ sơ, báo cáo và tài liệu để chứng minh hàng hóa tự khai báo xuất xứ đáp ứng các tiêu chí xuất xứ theo quy định và các chứng từ liên quan dưới dạng văn bản trong thời hạn tối thiểu 5 năm, kể từ ngày phát hành Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa và cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.
...
Theo quy định trên thì thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải lưu trữ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và các chứng từ liên quan đến việc đề nghị cấp đó dưới dạng văn bản trong thời hạn tối thiểu 5 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?