Không lập biên bản tiêu hủy hồ sơ kiểm toán hết thời hạn lưu trữ thì doanh nghiệp kiểm toán có bị xử phạt không?
- Không lập biên bản tiêu hủy hồ sơ kiểm toán hết thời hạn lưu trữ thì doanh nghiệp kiểm toán có bị xử phạt không?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp kiểm toán không lập biên bản tiêu hủy hồ sơ kiểm toán hết thời hạn lưu trữ là bao lâu?
- Chánh thanh tra Bộ Tài chính có quyền xử phạt doanh nghiệp kiểm toán không lập biên bản tiêu hủy hồ sơ kiểm toán hết thời hạn lưu trữ không?
Không lập biên bản tiêu hủy hồ sơ kiểm toán hết thời hạn lưu trữ thì doanh nghiệp kiểm toán có bị xử phạt không?
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 52 Nghị định 41/2018/NĐ-CP về xử phạt hành vi vi phạm quy định về tiêu hủy hồ sơ kiểm toán như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về tiêu hủy hồ sơ kiểm toán
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối, với doanh nghiệp kiểm toán thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Quyết định tiêu hủy hồ sơ kiểm toán không đúng thẩm quyền;
b) Tiêu hủy hồ sơ kiểm toán không thành lập hội đồng tiêu hủy, không thực hiện đúng phương pháp, thủ tục tiêu hủy và không lập danh mục hồ sơ kiểm toán tiêu hủy, không lập biên bản tiêu hủy hồ sơ kiểm toán hết thời hạn lưu trữ theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kiểm toán thực hiện việc hủy bỏ hồ sơ kiểm toán khi chưa hết thời hạn lưu trữ theo quy định hoặc cố ý làm hư hỏng hồ sơ kiểm toán.
Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Mức phạt tiền trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 10; Điều 11; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 19; khoản 1, khoản 3 Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 26; Điều 33; Điều 34; khoản 1, khoản 3 Điều 36; khoản 1 Điều 38; khoản 2, khoản 3 Điều 39; khoản 1, khoản 2 Điều 48; khoản 1 Điều 57; khoản 1, khoản 2 Điều 61; Điều 67 là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo quy định trên, doanh nghiệp kiểm toán không lập biên bản tiêu hủy hồ sơ kiểm toán hết thời hạn lưu trữ theo quy định thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Hồ sơ kiểm toán (Hình từ Internet)
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp kiểm toán không lập biên bản tiêu hủy hồ sơ kiểm toán hết thời hạn lưu trữ là bao lâu?
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 3 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán là 2 năm.
2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán độc lập là 1 năm.
...
Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp kiểm toán không lập biên bản tiêu hủy hồ sơ kiểm toán hết thời hạn lưu trữ là 01 năm.
Chánh thanh tra Bộ Tài chính có quyền xử phạt doanh nghiệp kiểm toán không lập biên bản tiêu hủy hồ sơ kiểm toán hết thời hạn lưu trữ không?
Căn cứ khoản 3 Điều 6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền phạt tiền như sau:
Mức phạt tiền trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập
...
3. Thẩm quyền xử phạt của các chức danh quy định tại Chương IV Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân đối với chức danh đó.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 70 Nghị định 41/2018/NĐ-CP về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chánh thanh tra Bộ Tài chính như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra tài chính
...
3. Chánh thanh tra Bộ Tài chính có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập như sau:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 5 Nghị định này.
Như vậy, Chánh thanh tra Bộ Tài chính có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập với mức phạt tiền cao nhất là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
Do doanh nghiệp kiểm toán không lập biên bản tiêu hủy hồ sơ kiểm toán hết thời hạn lưu trữ theo quy định thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 20.000.000 đồng nên Chánh thanh tra Bộ Tài chính có quyền xử phạt doanh nghiệp này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?