Đưa người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam là vi phạm hành chính hay vi phạm pháp luật hình sự?
Thế nào là hành vi đưa người nhập cảnh trái phép?
Hành vi đưa người nước ngoài vào Việt Nam thông thường được thể hiện dưới các hình thức sau đây:
- Đưa người nước ngoài qua biên giới Việt Nam mà không xin phép.
- Giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác nhập cảnh.
- Nhập cảnh trái phép vào biên giới Việt Nam.
Tùy từng loại hành vi mà mức xử phạt cũng sẽ tăng giảm theo tính chất nguy hiểm cũng như mức độ thực hiện hành vi.
Nhập cảnh trái phép
Mức xử phạt của hành vi đưa người nhập cảnh trái phép?
Về vấn đề này, pháp luật hiện hành quy định về xử lý hành vi liên quan đến việc tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép vào Việt Nam như sau:
* Xử lý vi phạm hành chính:
Căn cứ theo khoản 7 Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về việc vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại như sau:
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Làm giả hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;
+ Vào, ở lại đại sứ quán, lãnh sự quán, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc trụ sở cơ quan, tổ chức quốc tế đóng tại Việt Nam mà không được phép của cơ quan, tổ chức đó;
+ Người nước ngoài cư trú tại các khu vực cấm người nước ngoài cư trú;
+ Chủ phương tiện, người quản lý phương tiện, người điều khiển các loại phương tiện vận chuyển người nhập cảnh, xuất cảnh Việt Nam trái phép;
+ Tổ chức, môi giới, giúp sức, xúi giục, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác xuất cảnh, ở lại nước ngoài, nhập cảnh, ở lại Việt Nam hoặc qua lại biên giới quốc gia trái phép.
+ Người nước ngoài không chấp hành quyết định buộc xuất cảnh Việt Nam của cơ quan có thẩm quyền, tiếp tục cư trú tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, khi thực hiện hành vi trên thì có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Đồng thời trục xuất người nước ngoài nếu có hành vi vi phạm này.
Hình thức xử phạt bổ sung được quy định tại Khoản 8 Điều này như sau:
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm b, c, d khoản 3; điểm a khoản 4; điểm a khoản 5; điểm c khoản 6; điểm a, d khoản 7 Điều này;
- Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.
Như vậy, căn cứ theo những quy định của pháp luật hiện hành đối chiếu với trường hợp mà chị trình bày thì nếu chị đồng ý đưa 2 người nước ngoài vào Việt Nam, hay nói cách khác là môi giới, tạo điều kiện cho người khác nhập cảnh trái phép có thể sẽ bị phạt từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng.
* Xử lý vi phạm hình sự:
Trường hợp đến mức bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự, theo quy định tại Điều 348 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
- Người nào vì vụ lợi mà tổ chức hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, thì bị phạt từ từ 01 năm đến 05 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Đối với từ 05 người đến 10 người;
+ Có tính chất chuyên nghiệp;
+ Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
+ Tái phạm nguy hiểm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
+ Đối với 11 người trở lên;
+ Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
+ Làm chết người.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, nếu có hành vi đưa người nhập cảnh trái phép, tùy theo số lượng người, mức thu lợi bất chính và một số điều kiện khác mà người môi giới trái phép, ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính còn có thể bị truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật hình sự với mức phạt ít nhất là 01 năm theo khung thấp nhất và cao nhất là 15 năm tù.
Đưa người nhập cảnh trái phép gây lây lan COVID-19 có bị xử phạt theo pháp luật hình sự không?
Hiện nay, trong tình hình dịch bệnh Covid – 19 đã, đang diễn biến phức tạp nên việc đưa người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam là hành vi vô cùng nguy hiểm. Ngày 29/1/2020, lãnh đạo Bộ Y tế đã ký và ban hành Quyết định 219/QĐ-BYT về việc bổ sung bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra vào danh mục những bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007. Do đó, đối với hành vi này cùng người thực hiện lẫn người nhập cảnh trái phép, pháp luật quy định rất gay gắt.
Nếu hành vi này dẫn đến làm lây lan dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, người này còn bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự tại Điều 240 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
- Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
+ Đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
+ Đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người;
+ Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
+ Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế;
+ Làm chết người.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 12 năm:
+ Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;
+ Làm chết 02 người trở lên.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?
- Tải về mẫu bảng chi tiêu gia đình hàng tháng? Thu nhập một tháng bao nhiêu được coi là gia đình thuộc hộ nghèo?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi Thông tư 02 2022 quy định đến ngành đào tạo trình độ đại học thạc sĩ tiến sĩ?
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?