Không phải là đại biểu Quốc hội thì có được tham dự kỳ họp Quốc hội không? Khi tham dự kỳ họp Quốc hội, những các nhân được mời tham gia phiên họp tại kỳ họp Quốc hội có trách nhiệm gì?

Không phải là đại biểu Quốc hội thì có được tham dự kỳ họp Quốc hội không? Khi tham dự kỳ họp Quốc hội, những các nhân được mời tham gia phiên họp tại kỳ họp Quốc hội có trách nhiệm gì? - Câu hỏi của anh Minh Thành đến từ Sơn La

Không phải là đại biểu Quốc hội thì có được tham dự kỳ họp Quốc hội không?

Căn cứ vào Điều 8 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 102/2015/QH13 của Quốc hội như sau:

Người được mời tham dự kỳ họp Quốc hội, dự thính tại phiên họp Quốc hội
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thành viên Chính phủ, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan do Quốc hội thành lập không phải là đại biểu Quốc hội được mời tham dự các kỳ họp Quốc hội; có trách nhiệm tham dự các phiên họp toàn thể của Quốc hội khi thảo luận về những vấn đề có liên quan đến ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách. Người được mời tham dự kỳ họp Quốc hội được phát biểu ý kiến về vấn đề thuộc ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách nếu được Chủ tịch Quốc hội đồng ý hoặc phát biểu ý kiến theo yêu cầu của Chủ tịch Quốc hội.
2. Khách mời danh dự trong nước, quốc tế do Chủ tịch Quốc hội quyết định theo đề nghị của Tổng thư ký Quốc hội. Tổng thư ký Quốc hội trao đổi, thống nhất với Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của Quốc hội về khách mời danh dự quốc tế trước khi báo cáo Chủ tịch Quốc hội.
3. Đại diện cơ quan nhà nước, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan báo chí có thể được mời dự các phiên họp công khai của Quốc hội. Căn cứ chương trình kỳ họp Quốc hội, đề nghị của Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội quyết định danh sách người được mời quy định tại khoản này.
4. Chế độ sử dụng tài liệu và vị trí chỗ ngồi của người được mời tham dự kỳ họp Quốc hội quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này do Tổng thư ký Quốc hội quyết định.
5. Công dân có thể được dự thính các phiên họp công khai của Quốc hội. Tổng thư ký Quốc hội tổ chức việc công dân dự thính các phiên họp công khai của Quốc hội.

- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thành viên Chính phủ, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan do Quốc hội thành lập không phải là đại biểu Quốc hội được mời tham dự các kỳ họp Quốc hội; có trách nhiệm tham dự các phiên họp toàn thể của Quốc hội khi thảo luận về những vấn đề có liên quan đến ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách.

- Người được mời tham dự kỳ họp Quốc hội được phát biểu ý kiến về vấn đề thuộc ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách nếu được Chủ tịch Quốc hội đồng ý hoặc phát biểu ý kiến theo yêu cầu của Chủ tịch Quốc hội.

- Khách mời danh dự trong nước, quốc tế do Chủ tịch Quốc hội quyết định theo đề nghị của Tổng thư ký Quốc hội. Tổng thư ký Quốc hội trao đổi, thống nhất với Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của Quốc hội về khách mời danh dự quốc tế trước khi báo cáo Chủ tịch Quốc hội.

- Đại diện cơ quan nhà nước, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan báo chí có thể được mời dự các phiên họp công khai của Quốc hội. Căn cứ chương trình kỳ họp Quốc hội, đề nghị của Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội quyết định danh sách người được mời quy định tại khoản này.

- Công dân có thể được dự thính các phiên họp công khai của Quốc hội. Tổng thư ký Quốc hội tổ chức việc công dân dự thính các phiên họp công khai của Quốc hội.

Không phải là đại biểu Quốc hội thì có được tham dự kỳ họp Quốc hội không?

Không phải là đại biểu Quốc hội thì có được tham dự kỳ họp Quốc hội không? (Hình từ Internet)

Khi tham dự kỳ họp Quốc hội, những các nhân được mời tham gia phiên họp tại kỳ họp Quốc hội có trách nhiệm gì?

Căn cứ vào Điều 26 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 102/2015/QH13 của Quốc hội như sau:

Bảo đảm trật tự tại kỳ họp Quốc hội
1. Các đại biểu Quốc hội, các cá nhân khác được mời tham gia phiên họp tại kỳ họp Quốc hội có trách nhiệm giữ trật tự phiên họp; tuân thủ các quy định của Nội quy này về trình tự, thủ tục tiến hành các phiên họp tại kỳ họp Quốc hội; sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ lịch sự; tôn trọng các đại biểu Quốc hội, các cá nhân khác, các cơ quan, tổ chức tại phiên họp.
2. Trường hợp đại biểu Quốc hội hoặc cá nhân khác được mời tham dự phiên họp có hành vi không tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều này thì Chủ tọa phiên họp nhắc đại biểu Quốc hội, cá nhân đó trước phiên họp.

- Các đại biểu Quốc hội, các cá nhân khác được mời tham gia phiên họp tại kỳ họp Quốc hội có trách nhiệm giữ trật tự phiên họp; tuân thủ các quy định của Nội quy này về trình tự, thủ tục tiến hành các phiên họp tại kỳ họp Quốc hội; sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ lịch sự; tôn trọng các đại biểu Quốc hội, các cá nhân khác, các cơ quan, tổ chức tại phiên họp.

- Trường hợp đại biểu Quốc hội hoặc cá nhân khác được mời tham dự phiên họp có hành vi không tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều này thì Chủ tọa phiên họp nhắc đại biểu Quốc hội, cá nhân đó trước phiên họp.

Thành phần khách mời tham dự các cuộc họp kín của Quốc hội do ai quyết định?

Căn cứ vào Điều 23 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 102/2015/QH13 của Quốc hội như sau:

Phiên họp kín
1. Trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội quyết định họp kín. Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội về đề nghị họp kín theo trình tự sau đây:
a) Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo về đề nghị Quốc hội họp kín;
b) Quốc hội thảo luận, biểu quyết về việc họp kín.
2. Thành phần được mời dự; việc ghi âm, lập biên bản phiên họp kín của Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội quyết định theo đề nghị của Tổng thư ký Quốc hội. Trình tự, thủ tục của phiên họp kín như các phiên họp tại kỳ họp Quốc hội.

Như vậy, thành phần được mời dự; việc ghi âm, lập biên bản phiên họp kín của Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội quyết định theo đề nghị của Tổng thư ký Quốc hội.

Kỳ họp Quốc hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quốc hội chọn 3 nhóm vấn đề chất vấn tại Kỳ họp thứ 8
Pháp luật
5 dự án Luật, Nghị quyết trình Quốc hội thông qua trong tháng 10/2024 tại kỳ họp thứ 8 theo trình tự, thủ tục rút gọn?
Pháp luật
26 dự án Luật, Pháp lệnh trình Quốc hội cho ý kiến, thông qua tại các kỳ họp thứ 8, 9, 10 gồm những gì?
Pháp luật
Thông cáo báo chí về kết quả Kỳ họp bất thường lần thứ 8, Quốc hội khóa XV
Pháp luật
QUỐC HỘI TIẾN HÀNH PHÊ CHUẨN BỔ NHIỆM 3 PHÓ THỦ TƯỚNG, 2 BỘ TRƯỞNG; BẦU CHÁNH ÁN TANDTC, VIỆN TRƯỞNG VKSNDTC
Pháp luật
Quốc hội họp bất thường khi nào? Quốc hội họp bất thường về vấn đề gì? Kỳ họp bất thường của Quốc hội tổ chức công khai đúng không?
Pháp luật
Trình tự tổ chức kỳ họp bất thường theo yêu cầu của đại biểu Quốc hội được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Thông qua 11 Luật, 21 Nghị quyết tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 15? Khi nào có văn bản Luật mới?
Pháp luật
Nghị quyết 142 2024 Quốc hội khóa 15 thông qua nhiều nội dung nổi bật? Tổng hợp các nội dung nổi bật tại Nghị quyết 142?
Pháp luật
Nghị quyết 110/2023/QH15 về Kỳ họp Quốc hội thứ 6 thông qua 7 Luật 9 Nghị quyết? Giảm thuế GTGT cho năm 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kỳ họp Quốc hội
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
1,094 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kỳ họp Quốc hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kỳ họp Quốc hội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào