Không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định thì có thể bị xử phạt đến 1 triệu đồng đúng không?
- Không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định thì có thể bị xử phạt đến 1 triệu đồng đúng không?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định là bao lâu?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt người không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định không?
Không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định thì có thể bị xử phạt đến 1 triệu đồng đúng không?
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định được quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 45/2022/NĐ-CP như sau:
Vi phạm các quy định về phân loại, thu gom, vận chuyển, chôn, lấp, đổ, đốt, xử lý chất thải rắn thông thường
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.
...
Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP về mức phạt tiền như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
...
2. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo quy định trên, người không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Phân loại chất thải rắn sinh hoạt (Hình từ Internet)
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định là bao lâu?
Theo Điều 5 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 02 năm.
2. Các hành vi vi phạm đang thực hiện, các hành vi vi phạm đã kết thúc, thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính tại Nghị định này được quy định như sau:
a) Các hành vi được quy định tại Điều 9; điểm e, g, h khoản 1, điểm e, g, h khoản 2, điểm e, g, h khoản 3 Điều 11; điểm b, c khoản 1, điểm b, c khoản 2 Điều 13; điểm b, d, e khoản 1, điểm c, d, đ khoản 2, điểm c, d, đ khoản 3, điểm c, d, đ khoản 4 Điều 14; khoản 2, điểm e, g, h khoản 3, điểm e, g, h, i khoản 4, khoản 6 Điều 15 và Điều 38 Nghị định này là hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện, thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
b) Các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 10; điểm b khoản 1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 11; khoản 1 Điều 32; khoản 1 Điều 33; khoản 1, điểm c khoản 3 Điều 43 Nghị định này là hành vi đang được thực hiện, thì thời hiệu được tính từ thời điểm tổ chức, cá nhân phải công khai thông tin hoặc phải nộp báo cáo định kỳ theo quy định;
...
Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định là 02 năm.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt người không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định không?
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 68 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm môi trường để truy cứu trách nhiệm hình sự
...
1. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của các lực lượng được quy định cụ thể như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này trong phạm vi quản lý của mình;
...
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định tại khoản 3 Điều 56 Nghị định 45/2022/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Đồng thời theo khoản 3 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
...
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các điều từ Điều 56 đến Điều 67 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân.
...
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh bảo vệ môi trường với mức phạt tiền cao nhất là đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức.
Do người không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 1.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt người này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?