Không tham gia tổ chức công đoàn cấp trên có phải đóng kinh phí công đoàn không? Phương thức và nguồn đóng kinh phí công đoàn quy định như thế nào?
Không tham gia tổ chức công đoàn cấp trên có phải đóng kinh phí công đoàn không? (Hình từ Internet)
Không tham gia tổ chức công đoàn cấp trên có phải đóng kinh phí công đoàn không?
Căn cứ quy định tại Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP về Mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn như sau:
Công đoàn cơ sở được thành lập tự nguyện.
- Nếu doanh nghiệp nào không có thành lập công đoàn thì người lao động không phải đóng đoàn phí công đoàn. Tuy nhiên doanh nghiệp vẫn phải đóng kinh phí công đoàn (mức 2%), 67% mức kinh phí công đoàn doanh nghiệp nộp Liên đoàn lao động (Quận, huyện) sẽ giữ hộ, 33% còn lại nộp cho Công đoàn nhà nước.
- Nếu doanh nghiệp có thành lập công đoàn (người lao động nào tham gia công đoàn mới có nghĩa vụ đóng đoàn phí):
+ Về kinh phí công đoàn: 68% Công đoàn cơ sở giữ, 32% nộp về Liên đoàn lao động (Quận, huyện).
+ Về đoàn phí công đoàn: 60% Công đoàn cơ sở giữ, 40% nộp về Liên đoàn lao động (Quận, huyện).
Như vậy cho dù doanh nghiệp có thành lậ p công đoàn cơ sở hay không thành lập công đoàn cơ sở thì cũng phải đóng kinh phí công đoàn.
Không phụ thuộc có tham gia vào công đoàn cấp trên hay không và cũng không có khái niệm tham gia công đoàn cấp trên.
Căn cứ quy định tại Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP, Điều 23 Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016, Hướng dẫn 1784/HD-TLĐ năm 2017.
Phương thức đóng kinh phí công đoàn quy định như thế nào?
Theo Điều 6 Nghị định 191/2013/NĐ-CP quy định về Phương thức đóng kinh phí công đoàn như sau:
"Điều 6. Phương thức đóng kinh phí công đoàn
1. Cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động thường xuyên đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
Kho bạc Nhà nước nơi cơ quan, đơn vị mở tài khoản giao dịch căn cứ giấy rút kinh phí công đoàn, thực hiện việc kiểm soát chi và chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của tổ chức công đoàn tại ngân hàng.
2. Tổ chức, doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
3. Tổ chức, doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả tiền lương theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh đóng kinh phí công đoàn theo tháng hoặc quý một lần cùng với thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động trên cơ sở đăng ký với tổ chức công đoàn.
Nguồn đóng kinh phí công đoàn phải đảm bảo những gì?
Theo Điều 7 Nghị định 191/2013/NĐ-CP quy định về Nguồn đóng kinh phí công đoàn như sau:
Điều 7. Nguồn đóng kinh phí công đoàn
1. Đối với cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên, ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ nguồn đóng kinh phí công đoàn và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.
2. Đối với cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên, ngân sách nhà nước bảo đảm nguồn đóng kinh phí công đoàn tính theo quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho số biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. Phần kinh phí công đoàn phải đóng còn lại, đơn vị tự bảo đảm theo quy định tại Khoản 3 và 4 Điều này.
3. Đối với doanh nghiệp và đơn vị có hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, khoản đóng kinh phí công đoàn được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong kỳ.
4. Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị còn lại, khoản đóng kinh phí công đoàn được sử dụng từ nguồn kinh phí hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định của pháp luật.
Theo đó, đối với cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên, ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ nguồn đóng kinh phí công đoàn.
Đối với cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên, ngân sách nhà nước bảo đảm nguồn đóng kinh phí công đoàn tính theo quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho số biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Và phải được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?