Không thực hiện cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ đập đối với đập thủy lợi có chiều cao từ 10 mét trở lên tổ chức bị xử phạt như thế nào?
Có cần phải cắm mốc chỉ giới đối với đập thủy lợi có chiều cao hơn 10 mét hay không?
Căn cứ Điều 19 Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT (sửa đổi bởi Khoản 10 Điều 1 Thông tư 03/2022/TT-BNNPTNT) quy định các trường hợp phải cắm mốc chỉ giới như sau:
Các trường hợp phải cắm mốc chỉ giới
(1) Đập của hồ chứa nước có dung tích từ 500.000 m3 trở lên hoặc đập có chiều cao từ 10 m trở lên.
(2) Lòng hồ chứa nước có dung tích từ 500.000 m3 trở lên.
(3) Kênh có lưu lượng từ 5 m3/s trở lên hoặc chiều rộng đáy kênh từ 5 m trở lên, trừ kênh chìm.
(4) Cống có tổng chiều rộng thoát nước từ 10 m trở lên đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long, từ 5 m trở lên đối với các vùng còn lại.
(5) Căn cứ yêu cầu công tác quản lý, bảo vệ công trình, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trường hợp phải cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình trên địa bàn đối với kênh chìm và các trường hợp chưa được quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên, đập thủy lợi có chiều cao từ 10 mét trở lên phải cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ đập.
Không thực hiện cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ đập đối với đập thủy lợi có chiều cao từ 10 mét trở lên tổ chức bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)
Chủ đầu tư có được tự cắm mốc chỉ giới bảo vệ đập thủy lợi hay không?
Căn cứ Điều 24 Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT quy định về việc cắm móc chỉ giới như sau:
Trách nhiệm cắm mốc, bảo vệ mốc chỉ giới
1. Chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình, công bố công khai phương án cắm mốc chỉ giới, tổ chức cắm mốc chỉ giới trên thực địa và bàn giao mốc chỉ giới cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình để phối hợp quản lý, bảo vệ.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi có trách nhiệm trực tiếp quản lý, bảo vệ mốc chỉ giới và lưu trữ hồ sơ cắm mốc; hàng năm tổ chức kiểm tra, bảo trì, khôi phục các mốc bị mất hoặc sai lệch so với hồ sơ cắm mốc chỉ giới được phê duyệt. Kinh phí bảo trì, khôi phục mốc được lấy từ nguồn tài chính trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi.
3. Việc sử dụng đất trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý đất đai.
Từ quy định trên thì trong công tác cắm mốc chỉ giới bảo vệ đập thủy lợi thì chủ đầu tư cần phải phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình.
Đồng thời chủ đầu tư cần công bố công khai phương án cắm mốc chỉ giới, tổ chức cắm mốc chỉ giới trên thực địa và bàn giao mốc chỉ giới cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình để phối hợp quản lý, bảo vệ.
Không thực hiện cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ đập thủy lợi có thì bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 24 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi như sau:
Vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi
...
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi:
a) Không gửi báo cáo hiện trạng an toàn đập, hồ chứa thủy lợi theo nội dung và thời gian quy định;
b) Không thực hiện kiểm tra đập, hồ chứa thủy lợi theo nội dung và chế độ quy định;
c) Không có hoặc không tổ chức thực hiện phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công;
d) Không thực hiện kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi theo quy định;
đ) Không thực hiện cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thủy lợi;
e) Không có hoặc không thực hiện phương án bảo vệ đã được phê duyệt;
g) Không có hoặc không rà soát, điều chỉnh, bổ sung hằng năm hoặc không thực hiện phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp đã được phê duyệt.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 3 Điều 6 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
1. Mức phạt tiền tối đa được quy định như sau:
a) Đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai là 50.000.000 đồng;
b) Đối với lĩnh vực đê điều là 100.000.000 đồng;
c) Đối với lĩnh vực thủy lợi là 250.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân, trừ các hành vi quy định tại Điều 16 và khoản 2 Điều 17 Nghị định này thì áp dụng đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, hành vi không thực hiện cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ đập có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với với cá nhân.
Đối với tổ chức thì cùng một hành vi vi phạm mức phạt này sẽ bằng 02 lần mức phạt tiền của cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?