Không thực hiện đúng nội dung trong giấy chứng nhận an toàn sinh học thì tổ chức bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Giấy chứng nhận an toàn sinh học gồm những nội dung nào?
Theo Điều 25 Nghị định 69/2010/NĐ-CP quy định về nội dung của Giấy chứng nhận an toàn sinh học như sau:
Nội dung của Giấy chứng nhận an toàn sinh học
1. Giấy chứng nhận an toàn sinh học gồm những nội dung chính sau đây:
a) Tên của sinh vật biến đổi gen: tên khoa học, tên thông thường, sự kiện chuyển gen và mã nhận dạng duy nhất, nếu có;
b) Thông tin chi tiết về tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học;
c) Các yêu cầu cụ thể để bảo đảm an toàn sinh học trong quá trình sử dụng sinh vật biến đổi gen.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định mẫu Giấy chứng nhận an toàn sinh học.
Theo đó, Giấy chứng nhận an toàn sinh học gồm những nội dung sau:
+ Tên của sinh vật biến đổi gen: tên khoa học, tên thông thường, sự kiện chuyển gen và mã nhận dạng duy nhất (nếu có).
+ Thông tin chi tiết về tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học.
+ Các yêu cầu cụ thể để bảo đảm an toàn sinh học trong quá trình sử dụng sinh vật biến đổi gen.
Không thực hiện đúng nội dung trong giấy chứng nhận an toàn sinh học thì tổ chức bị xử phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Không thực hiện đúng nội dung trong giấy chứng nhận an toàn sinh học thì tổ chức bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 54 Nghị định 45/2022/NĐ-CP như sau:
Vi phạm các quy định sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, lưu giữ, vận chuyển sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen
...
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng nội dung trong giấy chứng nhận an toàn sinh học.
...
Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
...
2. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo quy định trên, tổ chức không thực hiện đúng nội dung trong giấy chứng nhận an toàn sinh học thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức không thực hiện đúng nội dung trong giấy chứng nhận an toàn sinh học là bao lâu?
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 45/2022/NĐ-CP về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 02 năm.
2. Các hành vi vi phạm đang thực hiện, các hành vi vi phạm đã kết thúc, thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính tại Nghị định này được quy định như sau:
a) Các hành vi được quy định tại Điều 9; điểm e, g, h khoản 1, điểm e, g, h khoản 2, điểm e, g, h khoản 3 Điều 11; điểm b, c khoản 1, điểm b, c khoản 2 Điều 13; điểm b, d, e khoản 1, điểm c, d, đ khoản 2, điểm c, d, đ khoản 3, điểm c, d, đ khoản 4 Điều 14; khoản 2, điểm e, g, h khoản 3, điểm e, g, h, i khoản 4, khoản 6 Điều 15 và Điều 38 Nghị định này là hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện, thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
b) Các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 10; điểm b khoản 1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 11; khoản 1 Điều 32; khoản 1 Điều 33; khoản 1, điểm c khoản 3 Điều 43 Nghị định này là hành vi đang được thực hiện, thì thời hiệu được tính từ thời điểm tổ chức, cá nhân phải công khai thông tin hoặc phải nộp báo cáo định kỳ theo quy định;
c) Các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 18, 19, 20, 21, 22, 23 Nghị định này là hành vi đã kết thúc, thì thời hiệu được tính từ thời điểm lấy mẫu;
d) Các hành vi vi phạm tại khoản 2 Điều 25 Nghị định này là hành vi vi phạm đã kết thúc, thời điểm kết thúc được tính từ lúc thực hiện xong hành vi vi phạm;
đ) Trừ các hành vi được quy định tại điểm a, b, c và d khoản này, các hành vi khác được quy định trong Nghị định này được người có thẩm quyền xử phạt xác định thời hiệu xử phạt theo điểm b khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức không thực hiện đúng nội dung trong giấy chứng nhận an toàn sinh học là 02 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?