Không thực hiện việc trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp sau khi khai thác trắng chủ rừng bị xử lý như thế nào?
- Việc khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng được pháp luật quy định như thế nào?
- Không trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp sau khi khai thác trắng chủ rừng bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
- Đối với hành vi không trồng lại rừng ngay sau khi khai thác trắng thì lực lượng Kiểm lâm có thẩm quyền xử phạt hay không?
Việc khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 29 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định về khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng như sau:
Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng
1. Khai thác gỗ rừng trồng
a) Điều kiện: sau khi khai thác trắng phải trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp hoặc tái sinh rừng. Đối với rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước phải có phương án khai thác gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Phương thức khai thác: khai thác trắng theo băng, đám hoặc toàn bộ diện tích rừng do chủ rừng tự quyết định.
2. Khai thác tận dụng gỗ rừng trồng
a) Đối tượng: là cây gỗ trên diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng rừng, khi thực hiện các biện pháp lâm sinh, phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học;
b) Điều kiện: rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước phải có quyết định phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền về chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; dự án lâm sinh; chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học.
3. Khai thác tận thu gỗ rừng trồng
a) Đối tượng: cây gỗ bị khô mục, đổ gãy, bị cháy, chết do thiên tai nằm trong rừng;
b) Điều kiện: rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước có báo cáo khối lượng, địa danh khai thác gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
...
Theo quy định trên, sau khi khai thác trắng đối với gỗ rừng trồng thì bạn phải trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp hoặc tái sinh rừng.
Như vậy theo quy định của pháp luật thì bạn không được để trổng rừng sau khi đã khai thác trắng.
Việc khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng được pháp luật quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Không trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp sau khi khai thác trắng chủ rừng bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 16 Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định vi phạm các quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng như sau:
Vi phạm các quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng
....
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Chủ rừng không chấp hành các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp về phòng cháy và chữa cháy rừng của cơ quan có thẩm quyền;
b) Chủ rừng không xây dựng, ban hành các quy định, nội quy và biện pháp về phòng cháy và chữa cháy rừng trên phạm vi rừng mình quản lý;
c) Chủ rừng không tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức phòng cháy và chữa cháy rừng;
d) Chủ rừng, không trang bị các phương tiện, dụng cụ phòng cháy và chữa cháy rừng;
đ) Chủ rừng không thực hiện trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp sau khi khai thác trắng với diện tích dưới 01 ha.
...
Như vậy, trong trường hợp này, nếu bạn không thực hiện việc trồng lại rừng ngay trong vụ kế tiếp sau khi đã khai thác trắng 0,5 ha diện tích đất rừng trồng của mình thì bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
Đối với hành vi không trồng lại rừng ngay sau khi khai thác trắng thì lực lượng Kiểm lâm có thẩm quyền xử phạt hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 34 Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền xử phạt như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt
1. Những người có thẩm quyền của Kiểm lâm, Ủy ban nhân dân các cấp, Thanh tra chuyên ngành, Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 26, Điều 27, Điều 28 và Điều 29 của Nghị định này thuộc phạm vi quản lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
...
Đồng thời căn cứ khoản 1 Điều 26 Nghị định 35/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 17 Điều 1 Nghị định 07/2022/NĐ-CP) quy định về thẩm quyền của Kiểm lâm viên như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Kiểm lâm
1. Kiểm lâm viên đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng
...
Như vậy, theo quy định trên, trong trường hợp này, Kiểm lâm viên có quyền xử phạt bạn về hành vi không trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp sau khi khai thác trắng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?