Không trả lãi được cho công ty tài chính vì sự kiện bất khả kháng có phải chịu trách nhiệm dân sự không?
- Dịch bệnh Covid-19 dẫn đến không trả được công ty tài chính có phải là "Sự kiện bất khả kháng" không?
- Không trả lãi được cho công ty tài chính vì sự kiện bất khả kháng có phải chịu trách nhiệm dân sự không?
- Vay nợ công ty tài chính chưa trả được nợ vì ảnh hưởng dịch Covid-19 thì có bị xử lý hình sự?
Dịch bệnh Covid-19 dẫn đến không trả được công ty tài chính có phải là "Sự kiện bất khả kháng" không?
Căn cứ Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
"Điều 156. Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự
Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
1. Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình;
..."
Theo quy định trên thì việc dịch bệnh Covid-19 nếu đúng vào thời điểm cá nước bị thực hiện lệnh "Cấm ra đường" thì dẫn đến không thể đi làm được vì hầu hết mọi hoạt động đều phải dừng lại cho nên việc không có nguồn thu nhập trả lãi cho công ty tài chính là hoàn toàn thuộc trường hợp "sự kiện bất khả kháng".
Trường hợp mọi thứ công việc đều trở lại bình thường sau dịch Covid-19 mà bạn vì lý do nào đó, để che giấu nhằm không thực hiện việc trả lãi cho công ty tài chính theo đúng hợp đồng thì bạn đã vi phạm pháp luật về dân sự.
Không trả lãi được cho công ty tài chính vì sự kiện bất khả kháng có phải chịu trách nhiệm dân sự không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 351 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
"Điều 351. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ
1. Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.
Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ.
2. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
3. Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền."
Theo đó, không trả lãi được cho công ty tài chính vì sự kiện bất khả kháng không phải chịu trách nhiệm dân sự.
Covid-19
Vay nợ công ty tài chính chưa trả được nợ vì ảnh hưởng dịch Covid-19 thì có bị xử lý hình sự?
Căn cứ theo quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 35 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
"Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
...”
Do bạn không có điều kiện trả nợ vì tình hình dịch bệnh Covid-19 là trường hợp bất khả kháng mà không ai mong muốn, Chính Phủ buộc phải cho mọi người ở nhà cho nên không có nguồn thu nhập là chính đáng. Vậy thì không thuộc trường hợp có dấu hiệu phạm tội hình sự.
Nguyên tắc chung là vay nợ thì phải trả. Nếu bạn không có điều kiện để trả nợ thì quan hệ giữa bạn và công ty tài chính chỉ là tranh chấp dân sự và muốn đòi nốt số tiền còn lại, công ty phải kiện bạn ra tòa.
Như vậy, trường hợp chứng minh được bạn có điều kiện nhưng không trả nợ, thì mới có dấu hiệu phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạn tài sản theo quy định trên, lúc này mới có thể áp dụng biện pháp xử lý hình sự bạn nhé.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?