Không xác định được nơi thường trú của người bị kết án thì việc lập Lý lịch tư pháp sẽ do cơ quan nào thực hiện?
Không xác định được nơi thường trú của người bị kết án thì việc lập Lý lịch tư pháp sẽ do cơ quan nào thực hiện?
Lý lịch tư pháp trong trường hợp không xác định được nơi thường trú của người bị kết án được quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Lý lịch tư pháp 2009 như sau:
Lập Lý lịch tư pháp
1. Sở Tư pháp nơi người bị kết án thường trú lập Lý lịch tư pháp của người đó; trường hợp không xác định được nơi thường trú thì Sở Tư pháp nơi người bị kết án tạm trú lập Lý lịch tư pháp.
Lý lịch tư pháp được lập thành hai bản, một bản do Sở Tư pháp quản lý, một bản được chuyển đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
2. Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia lập và lưu giữ Lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:
a) Không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người bị kết án;
b) Người bị kết án được dẫn độ để thi hành án hoặc được chuyển giao để chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam;
c) Nhận được bản sao trích lục bản án hoặc trích lục án tích của công dân Việt Nam do Viện kiểm sát nhân dân tối cao cung cấp theo quy định tại Điều 17 của Luật này.
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp không xác định được nơi thường trú của người bị kết án thì Sở Tư pháp nơi người bị kết án tạm trú lập Lý lịch tư pháp.
Lý lịch tư pháp được lập thành hai bản, một bản do Sở Tư pháp quản lý, một bản được chuyển đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
Không xác định được nơi thường trú của người bị kết án thì việc lập Lý lịch tư pháp sẽ do cơ quan nào thực hiện? (Hình từ Internet)
Lý lịch tư pháp của người bị kết án gồm những nội dung nào?
Nội dung lý lịch tư pháp của người bị kết án được quy định tại khoản 4 Điều 26 Luật Lý lịch tư pháp 2009 như sau:
Lập Lý lịch tư pháp
...
3. Lý lịch tư pháp được lập trên cơ sở nguồn thông tin lý lịch tư pháp về án tích quy định tại Điều 15 của Luật này.
4. Lý lịch tư pháp được lập riêng cho từng người bị kết án với các nội dung sau đây:
a) Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, họ, tên cha, mẹ, vợ, chồng của người đó;
b) Ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, Toà án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án.
5. Trường hợp một người bị kết án về nhiều tội và đã được tổng hợp hình phạt theo quy định của Bộ luật hình sự thì Lý lịch tư pháp của người đó ghi rõ từng tội danh, điều khoản luật được áp dụng và hình phạt chung đối với các tội đó.
Như vậy, theo quy định, lý lịch tư pháp được lập riêng cho từng người bị kết án với các nội dung sau đây:
(1) Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, họ, tên cha, mẹ, vợ, chồng của người đó;
(2) Ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, Toà án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án.
Trường hợp người bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ mà chưa có Lý lịch tư pháp thì Sở Tư pháp có trách nhiệm gì?
Trường hợp người bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ mà chưa có Lý lịch tư pháp được quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật Lý lịch tư pháp 2009 như sau:
Lập Lý lịch tư pháp và cập nhật thông tin về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã
1. Trường hợp người bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã chưa có Lý lịch tư pháp thì Sở Tư pháp nơi người đó thường trú hoặc tạm trú lập Lý lịch tư pháp trên cơ sở quyết định tuyên bố phá sản của Toà án với các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 37 của Luật này.
Lý lịch tư pháp được lập thành hai bản, một bản do Sở Tư pháp quản lý, một bản được chuyển đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
2. Trường hợp người bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản đã có Lý lịch tư pháp thì Sở Tư pháp ghi vào Lý lịch tư pháp của người đó theo quyết định của Tòa án và gửi thông tin đó cho Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Việc cập nhật thông tin bổ sung được thực hiện theo quy định tại Điều 34 của Luật này.
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 37 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định:
Cung cấp, tiếp nhận thông tin lý lịch tư pháp về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã
...
2. Nội dung trích lục quyết định tuyên bố phá sản bao gồm:
a) Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi thường trú hoặc tạm trú của người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã;
b) Chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp người bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ mà chưa có Lý lịch tư pháp thì Sở Tư pháp nơi người đó thường trú hoặc tạm trú lập Lý lịch tư pháp trên cơ sở quyết định tuyên bố phá sản của Toà án với các nội dung sau:
(1) Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi thường trú hoặc tạm trú của người bị cấm đảm nhiệm chức vụ;
(2) Chức vụ bị cấm đảm nhiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?