Khu đất xây dựng nhà văn hóa thể thao phải đảm bảo các yêu cầu gì và diện tích đất xây dựng quy định ra sao?
- Khu đất xây dựng nhà văn hóa thể thao phải đảm bảo các yêu cầu gì và diện tích đất xây dựng quy định ra sao?
- Yêu cầu chung đối với các khối chức năng chính trong nhà văn hóa thể thao là gì?
- Khối công tác chuyên môn tại nhà văn hóa thể thao gồm những phòng nào?
- Một số yêu cầu về phòng cháy chữa cháy đối với nhà văn hóa thể thao cần tuân thủ như thế nào?
Khu đất xây dựng nhà văn hóa thể thao phải đảm bảo các yêu cầu gì và diện tích đất xây dựng quy định ra sao?
Theo Mục 4.2, Mục 4.3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9365:2012 về Nhà văn hóa thể thao - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế có quy định như sau:
* Khu đất xây dựng nhà văn hóa thể thao phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Môi trường sạch đẹp phù hợp với các hoạt động văn hóa, thể thao, học tập, rèn luyện;
- Có hệ thống giao thông thuận tiện, đảm bảo cho công tác xây dựng và đáp ứng được yêu cầu hoạt động của nhà văn hóa thể thao trong tương lai;
- Thuận lợi cho việc cung cấp điện, nước, thông tin liên lạc…;
- Khu đất ở vị trí cao ráo, thoáng mát, ít tốn kém cho biện pháp xử lý đặc biệt về nền móng công trình hoặc thoát nước khu vực;
- Nhà văn hóa thể thao phải được bố trí ở khu vực trung tâm quận, huyện với bán kính phục vụ quy định trong Bảng 1.
* Diện tích đất xây dựng nhà văn hóa thể thao căn cứ vào quy mô, tính chất điểm dân cư và được quy định trong Bảng 2.
Nhà văn hóa thể thao (Hình từ Internet)
Yêu cầu chung đối với các khối chức năng chính trong nhà văn hóa thể thao là gì?
Theo Mục 5.1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9365:2012 về Nhà văn hóa thể thao - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế quy định thì:
Yêu cầu chung
5.1.1. Tiêu chuẩn diện tích xây dựng của các khối chức năng chính trong nhà văn hóa - thể thao được quy định như sau:
- Khối hoạt động quần chúng: 50 %;
- Khối học tập: 35 %;
- Khối công tác chuyên môn: 10 %;
- Khối quản lý hành chính: 5 %.
5.1.2. Không gian các phòng chức năng của nhà văn hóa - thể thao cần có tính thích ứng và tính linh hoạt cao về mặt sử dụng. Các phòng phải được bố trí thuận tiện về mặt phân khu sử dụng và quản lý.
5.1.3. Khi thiết kế nhà văn hóa - thể thao cần bố trí các phòng hoạt động riêng cho trẻ em, người già tại nơi có lối ra vào an toàn, thuận tiện. Phòng hoạt động của trẻ em cần trang trí vui nhộn, màu sắc tươi sáng phù hợp với đặc điểm và sự phát triển tâm sinh lý của trẻ.
CHÚ THÍCH: Cần tính đến nhu cầu sử dụng của người khuyết tật trong công trình. Yêu cầu thiết kế tuân theo TCXDVN 264 : 2002.
Khối công tác chuyên môn tại nhà văn hóa thể thao gồm những phòng nào?
Về khối công tác chuyên môn tại Mục 5.4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9365:2012 về Nhà văn hóa thể thao - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế quy định như sau:
Khối công tác chuyên môn
5.4.1. Khối công tác chuyên môn gồm: Phòng làm công tác văn hóa văn nghệ, mỹ thuật, âm nhạc, múa, kịch, nhiếp ảnh, ghi âm - hình và một số chuyên môn khác, lãnh đạo các phòng ban, ban chỉ huy thiếu niên nhi đồng, ban văn hóa quần chúng.
5.4.2. Phòng mỹ thuật nên đặt hệ dây treo tường (treo tranh ảnh), thiết bị che ánh sáng, chậu rửa. Diện tích sử dụng từ 24 m2 đến 32 m2.
5.4.3. Phòng âm nhạc bố trí từ 1 đến 2 phòng dạy đàn. Mỗi phòng có diện tích sử dụng từ 16 m2 đến 32 m2 và phải tính đến yêu cầu về chất lượng âm thanh trong phòng và cách âm.
5.4.4. Phòng nhiếp ảnh cần bố trí phòng chụp ảnh và buồng tối in tráng phim.
5.4.4.1. Buồng tối cần đảm bảo yêu cầu che ánh sáng và thông gió, hút thải cục bộ.
5.4.4.2. Cần bố trí gian thực hành trong phòng nhiếp ảnh. Căn cứ vào quy mô có thể bố trí từ 2 đến 4 gian, mỗi gian có diện tích không nhỏ hơn 4 m2.
5.4.5. Phòng ghi âm, ghi hình cần bố trí ở nơi yên tĩnh trong nhà văn hóa - thể thao. Yêu cầu thiết kế phòng ghi âm, ghi hình phải tuân theo quy định trong TCVN 5577 : 2012.
5.4.5.1. Trang trí nội thất của phòng ghi âm, ghi hình và phòng điều khiển cần đảm bảo chất lượng âm thanh.
5.4.5.2. Trên tường ngăn giữa phòng ghi âm với phòng điều khiển cần có cửa quan sát cách âm.
Theo đó, khối công tác chuyên môn tại nhà văn hóa thể thao bao gồm: Phòng làm công tác văn hóa văn nghệ, mỹ thuật, âm nhạc, múa, kịch, nhiếp ảnh, ghi âm - hình và một số chuyên môn khác, lãnh đạo các phòng ban, ban chỉ huy thiếu niên nhi đồng, ban văn hóa quần chúng.
Một số yêu cầu về phòng cháy chữa cháy đối với nhà văn hóa thể thao cần tuân thủ như thế nào?
Liên quan đến yêu cầu về phòng cháy chữa cháy, cụ thể tại Mục 6 iêu chuẩn quốc gia TCVN 9365:2012 về Nhà văn hóa thể thao - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế quy định:
Yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy
6.1. Thiết kế phòng cháy, chữa cháy cho nhà văn hóa - thể thao phải tuân theo các quy định về an toàn cháy cho nhà và công trình [3] và TCVN 2622.
6.2. Bậc chịu lửa của nhà văn hóa - thể thao được quy định trong Bảng 5.
6.3. Các phòng biểu diễn, phòng triển lãm, phòng khiêu vũ, phòng giải trí, phòng đa năng nên bố trí tại tầng 1 và có lối ra vào trực tiếp.
6.4. Chiều rộng thông thủy của hành lang trong nhà văn hóa - thể thao không nhỏ hơn quy định trong Bảng 6.
CHÚ THÍCH: Chiều rộng thông thủy Khoảng cách giữa hai mép tường đối diện, hoặc là khoảng cách giữa hai mép cột (nếu có) đã hoàn thiện.
6.5. Tất cả các cửa trên lối thoát người đều phải mở ra ngoài hành lang. Không được dùng cửa quay, cửa xếp, cửa đẩy.
6.6. Chiều rộng cửa ra vào chính của phòng triển lãm, phòng khiêu vũ, phòng vui chơi giải trí lớn không nhỏ hơn 1,5 m.
6.7. Những nơi tập trung đông người ở sảnh, cầu thang, đường thoát người cần bố trí đèn chiếu sáng sự cố và bảng hiệu chỉ dẫn phân tán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?