Khu đô thị sử dụng hệ thống nước tập trung và có nguồn nước dưới đất bị ô nhiễm thì được xếp vào vùng hạn chế khai thác nước dưới đất nào?
- Khu đô thị sử dụng hệ thống nước tập trung và có nguồn nước dưới đất bị ô nhiễm thì được xếp vào vùng hạn chế khai thác nước dưới đất nào?
- Các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất áp dụng trong vùng hạn chế hỗn hợp cụ thể gồm những biện pháp nào?
- Khoanh định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất hỗn hợp được quy định như thế nào?
Khu đô thị sử dụng hệ thống nước tập trung và có nguồn nước dưới đất bị ô nhiễm thì được xếp vào vùng hạn chế khai thác nước dưới đất nào?
Hiện nay, căn cứ Điều 4 Nghị định 167/2018/NĐ-CP, pháp luật quy định có những vùng hạn chế khai thác nước dưới đất (gọi tắt là vùng hạn chế) cụ thể như sau:
- Vùng hạn chế 1;
- Vùng hạn chế 2;
- Vùng hạn chế 3;
- Vùng hạn chế 4;
- Vùng hạn chế hỗn hợp.
Bên cạnh đó, khoản 2 Điều này cũng quy định như sau:
"Mỗi vùng hạn chế quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm một hoặc một số khu vực hạn chế khai thác nước dưới đất (sau đây gọi tắt là khu vực hạn chế) quy định tại khoản 4 Điều 52 của Luật tài nguyên nước và được quy định như sau:
a) Vùng hạn chế 1, bao gồm các khu vực quy định tại các điểm c, điểm d khoản 4 Điều 52 của Luật tài nguyên nước được khoanh định theo quy định tại Điều 6 Nghị định này;
b) Vùng hạn chế 2, bao gồm các khu vực quy định tại điểm b khoản 4 Điều 52 của Luật tài nguyên nước được khoanh định theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này;
c) Vùng hạn chế 3, bao gồm các khu vực quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 52 của Luật tài nguyên nước, được khoanh định theo quy định tại Điều 8 của Nghị định này;
d) Vùng hạn chế 4, bao gồm các khu vực quy định tại điểm a khoản 4 Điều 52 của Luật tài nguyên nước, được khoanh định theo quy định tại Điều 9 của Nghị định này;
đ) Trường hợp có các khu vực hạn chế thuộc vùng hạn chế quy định tại điểm a, b, c và điểm d khoản này bị chồng lấn nhau thì phần diện tích chồng lấn được xếp vào Vùng hạn chế hỗn hợp."
Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 4 Điều 52 Luật Tài nguyên nước 2012:
"4. Hạn chế khai thác nước dưới đất tại các khu vực sau đây:
a) Khu vực có nguồn nước mặt có khả năng đáp ứng ổn định cho các nhu cầu sử dụng nước;
b) Khu vực có mực nước dưới đất bị suy giảm liên tục và có nguy cơ bị hạ thấp quá mức;
c) Khu vực có nguy cơ sụt, lún đất, xâm nhập mặn, gia tăng ô nhiễm do khai thác nước dưới đất;
d) Khu vực có nguồn nước dưới đất bị ô nhiễm hoặc có dấu hiệu ô nhiễm nhưng chưa có giải pháp công nghệ xử lý bảo đảm chất lượng;
đ) Khu đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn, khu, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề đã có hệ thống cấp nước tập trung và dịch vụ cấp nước bảo đảm đáp ứng yêu cầu chất lượng, số lượng
..."
Như vậy, khu đô thị sử dụng hệ thống nước tập trung và có nguồn nước dưới đất bị ô nhiễm có thể được xếp vào vùng hạn chế hỗn hợp theo như quy định trên.
Vùng hạn chế khai thác nước dưới đất hỗn hợp
Các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất áp dụng trong vùng hạn chế hỗn hợp cụ thể gồm những biện pháp nào?
Các biện pháp hạn chế khai thác trong vùng hạn chế hỗn hợp được quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 167/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:
"Việc áp dụng các biện pháp hạn chế đối với Vùng hạn chế hỗn hợp được quyết định trên cơ sở các biện pháp hạn chế khai thác tương ứng với từng vùng quy định tại các Điều 6, Điều 7, Điều 8 và Điều 9 của Nghị định này theo thứ tự quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này."
Có thể thấy khu vực đô thị có sử dụng hệ thống nước tập trung và có nguồn nước dưới đất bị ô nhiễm trong trường hợp bạn nêu ra có thể thuộc vùng hạn chế 1 và 3. Do đó, có thể việc áp dụng các biện pháp hạn chế đối với khu vực này có thể quyết định dựa trên cơ sở các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất đối với vùng 1 và 3, theo quy định tại Điều 6 và Điều 8 Nghị định 167/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:
"Điều 6. Khoanh định và việc áp dụng các biện pháp hạn chế khai thác trong Vùng hạn chế 1
...
4. Các biện pháp hạn chế khai thác trong Vùng hạn chế 1:
a) Đối với các khu vực quy định tại khoản 1 Điều này thì dừng toàn bộ mọi hoạt động khai thác nước dưới đất hiện có (nếu có) và thực hiện xử lý, trám lấp giếng theo quy định;
b) Đối với các khu vực liền kề quy định tại khoản 3 Điều này thì không cấp phép thăm dò, khai thác để xây dựng thêm công trình khai thác nước dưới đất mới và thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác quy định tại điểm c, điểm d và điểm đ khoản này đối với các công trình hiện có;
c) Trường hợp công trình không có giấy phép, bên cạnh việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật còn phải dừng hoạt động khai thác và thực hiện việc xử lý, trám lấp giếng theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này;
d) Công trình đang khai thác nước dưới đất để cấp nước cho các mục đích sử dụng quy định tại điểm c khoản 3 Điều 3 của Nghị định này, thuộc trường hợp phải có giấy phép khai thác nước dưới đất nhưng không có giấy phép thì được cấp giấy phép nếu đủ điều kiện để được cấp giấy phép khai thác theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước, sau khi chấp hành các quy định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
đ) Trường hợp công trình có giấy phép thì được tiếp tục khai thác đến hết thời hạn hiệu lực của giấy phép và chỉ gia hạn, điều chỉnh, cấp lại đối với công trình cấp nước theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 3 Nghị định này nếu đủ điều kiện để được gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.
Điều 8. Khoanh định và việc áp dụng các biện pháp hạn chế khai thác trong Vùng hạn chế 3
...
3. Các biện pháp hạn chế khai thác trong Vùng hạn chế 3:
a) Không cấp phép thăm dò, khai thác để xây dựng thêm công trình khai thác nước dưới đất mới;
b) Đối với công trình không có giấy phép thì dừng khai thác và thực hiện việc xử lý, trám lấp giếng theo quy định, trừ trường hợp công trình khai thác để cấp nước cho các mục đích sử dụng theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 3 của Nghị định này thì thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 6 của Nghị định này;
c) Đối với công trình đã có giấy phép thì được tiếp tục khai thác đến hết thời hạn hiệu lực của giấy phép và tiếp tục được cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép nếu đủ điều kiện được cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước."
Khoanh định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất hỗn hợp được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 10 Nghị định 167/2018/NĐ-CP quy định về khoanh định hạn chế khai thác nước dưới đất trong vùng hạn chế hỗn hợp như sau:
"1. Trên cơ sở tổng hợp kết quả khoanh định các vùng, khu vực hạn chế theo quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8 và Điều 9 của Nghị định này, trường hợp có các khu vực hạn chế bị chồng lấn nhau, thì phần diện tích chồng lấn được khoanh định vào Vùng hạn chế hỗn hợp.
2. Phạm vi khoanh định Vùng hạn chế hỗn hợp bao gồm phần diện tích chồng lấn của các khu vực hạn chế."
Như vậy, để có thể xếp vào vùng hạn chế khai thác nước dưới đất hỗn hợp, tùy theo trường hợp mà cơ quan có thẩm quyền quyết định phân loại theo quy định cụ thể nêu trên. Theo đó, các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất và phạm vi khoanh định được pháp luật quy định chi tiết để những tổ chức, cá nhân có thể áp dụng thực hiện một cách hiệu quả nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?