Khu vực có nguồn nước dưới đất có nguy cơ bị xâm nhập mặn thuộc vùng hạn chế khai thác nước loại mấy?
- Khu vực có nguồn nước dưới đất có nguy cơ bị xâm nhập mặn thuộc vùng hạn chế khai thác nước loại mấy?
- Cá nhân khai thác nước cho sinh hoạt tại khu vực trong thời gian xảy ra xâm nhập mặn có phải đăng ký sử dụng tài nguyên nước không?
- Cơ quan nào có thẩm quyền tổ chức thực hiện các biện pháp phòng chống xâm nhập mặn?
Khu vực có nguồn nước dưới đất có nguy cơ bị xâm nhập mặn thuộc vùng hạn chế khai thác nước loại mấy?
Căn cứ theo quy định Điều 33 Nghị định 53/2024/NĐ-CP về phân loại vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất như sau:
Phân loại vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất
1. Vùng cấm khai thác nước dưới đất được khoanh định đối với khu vực đã xảy ra sụt, lún đất quy định tại điểm b khoản 5 Điều 31 Luật Tài nguyên nước.
2. Vùng hạn chế khai thác nước dưới đất bao gồm các vùng sau đây:
a) Vùng hạn chế 1 bao gồm khu vực có nguy cơ sụt, lún đất quy định tại điểm b khoản 5 Điều 31 Luật Tài nguyên nước; khu vực có nguồn nước dưới đất có nguy cơ bị xâm nhập mặn quy định tại điểm c khoản 5 Điều 31 Luật Tài nguyên nước.
Khu vực có nguy cơ sụt, lún đất là vùng liền kề với khu vực đã xảy ra sụt, lún đất quy định tại khoản 1 Điều này; khu vực có nguy cơ xâm nhập mặn là vùng liền kề với khu vực bị nhiễm mặn có hàm lượng tổng chất rắn hòa tan từ 1.500 mg/l trở lên;
b) Vùng hạn chế 2 bao gồm khu vực có mực nước dưới đất bị suy giảm liên tục và có nguy cơ vượt ngưỡng khai thác nước dưới đất quy định tại điểm a khoản 5 Điều 31 Luật Tài nguyên nước.
Khu vực có mực nước dưới đất bị suy giảm liên tục và có nguy cơ vượt ngưỡng khai thác nước dưới đất là khu vực có mực nước động trung bình tại giếng khai thác trong 06 tháng mùa khô suy giảm trong 03 năm liên tục và vượt quá 95% giới hạn mực nước khai thác của tầng chứa nước quy định tại khoản 2 Điều 32 của Nghị định này, trừ trường hợp giếng khoan khai thác bị suy thoái nghiêm trọng dẫn đến mực nước động bị hạ thấp quá mức.
c) Vùng hạn chế hỗn hợp là các khu vực chồng lấn của Vùng hạn chế 1 và Vùng hạn chế 2.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì khu vực có nguồn nước dưới đất có nguy cơ bị xâm nhập mặn thuộc vùng hạn chế khai thác nước loại 1.
Theo đó, khu vực có nguy cơ xâm nhập mặn là vùng liền kề với khu vực bị nhiễm mặn có hàm lượng tổng chất rắn hòa tan từ 1.500 mg/l trở lên.
Khu vực có nguồn nước dưới đất có nguy cơ bị xâm nhập mặn thuộc vùng hạn chế khai thác nước loại mấy? (Hình từ Internet)
Cá nhân khai thác nước cho sinh hoạt tại khu vực trong thời gian xảy ra xâm nhập mặn có phải đăng ký sử dụng tài nguyên nước không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 52 Luật Tài nguyên nước 2023 có quy định như sau:
Quy định chung về việc kê khai, đăng ký, cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước
...
3. Tổ chức, cá nhân không phải kê khai, cấp phép khai thác tài nguyên nước và đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong các trường hợp sau đây:
a) Khai thác nước cho các hoạt động văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, phòng cháy, chữa cháy, phục vụ mục đích quốc phòng và an ninh, tưới cây và rửa đường phục vụ mục đích công cộng;
b) Khai thác nước mặt quy mô nhỏ để sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản;
c) Khai thác nước mặt quy mô nhỏ để sử dụng cho các mục đích ngoài mục đích quy định tại điểm a, điểm b khoản này và điểm đ khoản 5 Điều này;
d) Khai thác nước cho sinh hoạt tại các khu vực trong thời gian xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, sự cố ô nhiễm, dịch bệnh do cấp có thẩm quyền công bố theo quy định của pháp luật;
đ) Khai thác nước biển để sử dụng cho sản xuất muối;
e) Khai thác nước biển phục vụ các hoạt động trên biển;
g) Khai thác nước biển quy mô nhỏ để sử dụng cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nuôi trồng thủy sản trên đảo, đất liền;
h) Sử dụng mặt nước sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ chứa để nuôi trồng thủy sản, kinh doanh, dịch vụ quy mô nhỏ;
i) Đào hồ, ao, kênh, mương, rạch quy mô nhỏ để tạo không gian thu, trữ nước, dẫn nước, tạo cảnh quan;
k) Hoạt động sử dụng mặt nước trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thực hiện theo quy định của pháp luật về thủy lợi;
l) Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.
...
Như vậy, trường hợp cá nhân khai thác nước cho sinh hoạt tại khu vực đang trong thời gian xảy ra xâm nhập mặn thì không phải thực hiện đăng ký sử dụng tài nguyên nước.
Cơ quan nào có thẩm quyền tổ chức thực hiện các biện pháp phòng chống xâm nhập mặn?
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 64 Luật Tài nguyên nước 2023 như sau:
Phòng, chống xâm nhập mặn
...
4. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản phải có biện pháp phòng, chống nhiễm mặn nguồn nước.
5. Việc quản lý, vận hành công trình ngăn mặn, giữ ngọt và hồ chứa, công trình điều tiết nước phải tuân theo quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, bảo đảm phòng, chống xâm nhập mặn.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, căn cứ kịch bản nguồn nước, phương án điều hoà, phân phối tài nguyên nước quy định tại khoản 4, khoản 7 Điều 35 và khoản 1 Điều 36 của Luật này, tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống xâm nhập mặn.
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống xâm nhập mặn bao gồm:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Bộ Công Thương;
- Bộ Xây dựng và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?
- Thông tư 13/2024 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ 15/01/2025 thế nào?
- Mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ 2024 thế nào? Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được quy định thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?