Khu vực có nguy cơ xâm nhập mặn do khai thác nước dưới đất thuộc vùng hạn chế khai thác nước dưới đất nào?
- Khu vực có nguy cơ xâm nhập mặn do khai thác nước dưới đất thuộc vùng hạn chế khai thác nước dưới đất nào?
- Các biện pháp hạn chế khai thác đối với vùng hạn chế 1 được quy định như thế nào?
- Khoanh định và áp dụng các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất trong vùng hạn chế 1 được quy định như thế nào?
Khu vực có nguy cơ xâm nhập mặn do khai thác nước dưới đất thuộc vùng hạn chế khai thác nước dưới đất nào?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 167/2018/NĐ-CP về phân loại vùng hạn chế khai thác nước dưới đất (gọi tắt là vùng hạn chế) bao gồm những loại cụ thể sau:
- Vùng hạn chế 1;
- Vùng hạn chế 2;
- Vùng hạn chế 3;
- Vùng hạn chế 4;
- Vùng hạn chế hỗn hợp.
Bên cạnh đó, Điều này cũng quy định như sau:
"Mỗi vùng hạn chế quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm một hoặc một số khu vực hạn chế khai thác nước dưới đất (sau đây gọi tắt là khu vực hạn chế) quy định tại khoản 4 Điều 52 của Luật tài nguyên nước và được quy định như sau:
a) Vùng hạn chế 1, bao gồm các khu vực quy định tại các điểm c, điểm d khoản 4 Điều 52 của Luật tài nguyên nước được khoanh định theo quy định tại Điều 6 Nghị định này;..."
Dẫn chiếu đến quy định tại điểm c và điểm d khoản 4 Điều 52 Luật Tài nguyên nước 2012:
"4. Hạn chế khai thác nước dưới đất tại các khu vực sau đây:
..
c) Khu vực có nguy cơ sụt, lún đất, xâm nhập mặn, gia tăng ô nhiễm do khai thác nước dưới đất;
d) Khu vực có nguồn nước dưới đất bị ô nhiễm hoặc có dấu hiệu ô nhiễm nhưng chưa có giải pháp công nghệ xử lý bảo đảm chất lượng;"
Như vậy, khu vực có nguy cơ xâm nhập mặn do khai thác nước dưới đất thuộc vùng hạn chế khai thác nước dưới đất 1 theo quy định của pháp luật hiện hành.
Vùng hạn chế khai thác nước dưới đất 1
Các biện pháp hạn chế khai thác đối với vùng hạn chế 1 được quy định như thế nào?
Các biện pháp hạn chế khai thác trong Vùng hạn chế 1 được quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định 167/2018/NĐ-CP gồm:
- Đối với các khu vực quy định tại khoản 1 Điều này thì dừng toàn bộ mọi hoạt động khai thác nước dưới đất hiện có (nếu có) và thực hiện xử lý, trám lấp giếng theo quy định;
- Đối với các khu vực liền kề quy định tại khoản 3 Điều này thì không cấp phép thăm dò, khai thác để xây dựng thêm công trình khai thác nước dưới đất mới và thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác quy định tại điểm c, điểm d và điểm đ khoản này đối với các công trình hiện có;
- Trường hợp công trình không có giấy phép, bên cạnh việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật còn phải dừng hoạt động khai thác và thực hiện việc xử lý, trám lấp giếng theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này;
- Công trình đang khai thác nước dưới đất để cấp nước cho các mục đích sử dụng quy định tại điểm c khoản 3 Điều 3 của Nghị định này, thuộc trường hợp phải có giấy phép khai thác nước dưới đất nhưng không có giấy phép thì được cấp giấy phép nếu đủ điều kiện để được cấp giấy phép khai thác theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước, sau khi chấp hành các quy định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
- Trường hợp công trình có giấy phép thì được tiếp tục khai thác đến hết thời hạn hiệu lực của giấy phép và chỉ gia hạn, điều chỉnh, cấp lại đối với công trình cấp nước theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 3 Nghị định này nếu đủ điều kiện để được gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.
Khoanh định và áp dụng các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất trong vùng hạn chế 1 được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 6 Nghị định 167/2018/NĐ-CP, việc khoanh định và việc áp dụng các biện pháp hạn chế khai thác trong Vùng hạn chế 1 được quy định như sau:
(1) Việc khoanh định Vùng hạn chế 1 được thực hiện đối với các khu vực sau đây:
a) Khu vực đã từng xảy ra sự cố sụt, lún đất, biến dạng địa hình (sau đây gọi tắt là khu vực sụt, lún);
b) Khu vực có biên mặn, có hàm lượng tổng chất rắn hòa tan (TDS) từ 1.500 mg/l trở lên;
c) Khu vực có bãi chôn lấp chất thải rắn tập trung theo quy định của pháp luật về quy hoạch, xây dựng và bảo vệ môi trường;
d) Khu vực có giếng khai thác nước dưới đất bị ô nhiễm, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và sinh vật mà chưa có giải pháp công nghệ để xử lý để bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt;
đ) Khu vực có nghĩa trang tập trung hoặc các khu vực có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước dưới đất khác do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định.
(2) Phạm vi khoanh định khu vực hạn chế bao gồm phạm vi của các khu vực quy định tại khoản 1 Điều này và phạm vi của khu vực liền kề với từng khu vực đó và được quy định cụ thể tại khoản 3 Điều này.
(3) Căn cứ phạm vi, tính chất, mức độ của sự cố sụt, lún đất, xâm nhập mặn; hiện trạng chất lượng nước dưới đất và các nguy cơ gây ô nhiễm, xâm nhập mặn nước dưới đất, các khu vực liền kề được quy định như sau:
a) Không vượt quá 500 m kể từ đường biên khu vực bị sụt, lún đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Không vượt quá 1.000 m kể từ biên mặn đối với trường hợp tầng chứa nước có biên mặn quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Không vượt quá 3.000 m kể từ đường biên của bãi chôn, lấp chất thải rắn tập trung đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
d) Đối với trường hợp khu vực có giếng bị ô nhiễm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này thì phạm vi khoanh định được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 7 của Nghị định này;
đ) Đối với khu vực có nghĩa trang tập trung, các khu vực có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước dưới đất khác thì căn cứ nguy cơ, mức độ gây ô nhiễm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cụ thể phạm vi khoanh định khu vực liền kề;
e) Đối với vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo, vùng khan hiếm nước ngọt thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phạm vi khoanh định khu vực liền kề quy định tại các điểm a, b, c và điểm d khoản này.
Như vậy, khu vực có nguy cơ xâm nhập mặn do khai thác nước dưới đất thuộc vùng hạn chế khai thác nước dưới đất số 1. Theo đó, pháp luật cũng quy định những biện pháp hạn chế khai thác và khoanh định vùng hạn chế khai thác đối với vùng hạn chế 1 này cụ thể như trên, để những tổ chức, cá nhân liên quan áp dụng vào thực tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?