Khu vực cửa khẩu biên giới đất liền là gì? Ai có thẩm quyền phê duyệt phạm vi khu vực cửa khẩu quốc tế?
Khu vực cửa khẩu biên giới đất liền là gì?
Khu vực cửa khẩu biên giới đất liền được giải thích tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 112/2014/NĐ-CP thì khu vực cửa khẩu biên giới đất liền (sau đây gọi tắt là khu vực cửa khẩu) là khu vực được xác định, có một phần địa giới hành chính trùng với đường biên giới quốc gia trên đất liền, trong đó bao gồm các khu chức năng để đảm bảo cho các hoạt động quản lý nhà nước và hoạt động dịch vụ, thương mại tại cửa khẩu.
Khu vực cửa khẩu biên giới đất liền là gì? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền phê duyệt phạm vi khu vực cửa khẩu quốc tế?
Ai có thẩm quyền phê duyệt phạm vi khu vực cửa khẩu quốc tế, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 112/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 34/2023/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền xác định phạm vi khu vực cửa khẩu; lối mở biên giới; lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa và quy hoạch xây dựng khu vực cửa khẩu, lối mở biên giới
1. Chính phủ quyết định phê duyệt phạm vi khu vực cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương); lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới
a) Quyết định phê duyệt phạm vi khu vực cửa khẩu phụ (cửa khẩu địa phương), lối mở biên giới;
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Tài chính, Công Thương, Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng xác định phạm vi khu vực cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương); lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa và báo cáo Chính phủ quyết định;
c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Tài chính, Công Thương, Xây dựng, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường để lập, thẩm định quy hoạch xây dựng khu vực cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương), trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
d) Lập, thẩm định, phê duyệt đối với quy hoạch phân khu xây dựng và quy hoạch chi tiết xây dựng tại khu vực cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương);
đ) Lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng khu vực cửa khẩu phụ (cửa khẩu địa phương), lối mở biên giới”.
3. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành của tỉnh, gồm: Bộ Chỉ huy Quân sự, Công an, Ngoại vụ, Công Thương, Y tế, Hải quan, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân cấp huyện có cửa khẩu phụ (cửa khẩu địa phương), lối mở biên giới xác định phạm vi khu vực cửa khẩu phụ (cửa khẩu địa phương), lối mở biên giới và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
Như vậy, theo quy định trên thì Chính phủ có thẩm quyền quyết định phê duyệt phạm vi khu vực cửa khẩu quốc tế.
Nhân viên của tổ chức hoạt động thương mại trong khu vực cửa khẩu có được tạm trú tại khu vực cửa khẩu biên giới đất liền không?
Nhân viên của tổ chức hoạt động thương mại trong khu vực cửa khẩu có được tạm trú tại khu vực cửa khẩu biên giới đất liền không, thì theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 13 Nghị định 112/2014/NĐ-CP như sau:
Hoạt động ở khu vực cửa khẩu
1. Những người được ra, vào khu vực cửa khẩu:
a) Hành khách xuất cảnh, nhập cảnh;
b) Cán bộ, chiến sĩ, nhân viên, công chức của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và cơ quan nhà nước liên quan có trụ sở hoặc văn phòng làm việc trong khu vực cửa khẩu;
c) Nhân viên các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ, thương mại trong khu vực cửa khẩu;
d) Người điều khiển, người làm việc trên phương tiện chuyên chở hàng hóa, hành khách xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh;
đ) Chủ hàng, người kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ra vào khu vực cửa khẩu thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;
e) Người đến làm việc với cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và cơ quan liên quan có trụ sở hoặc văn phòng làm việc trong khu vực cửa khẩu;
g) Người đến khám, chữa bệnh (trường hợp trong khu vực cửa khẩu có khu vực y tế dành cho khám, chữa bệnh);
h) Ngoài những trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ, e, g Khoản này, những người ra, vào khu vực cửa khẩu với mục đích thăm quan, đón tiễn hoặc mục đích khác phải được phép và chịu sự kiểm tra, kiểm soát, giám sát, hướng dẫn của Đồn Biên phòng cửa khẩu.
2. Những người được tạm trú trong khu vực cửa khẩu:
a) Cán bộ, chiến sĩ, nhân viên, công chức của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và cơ quan liên quan có trụ sở hoặc văn phòng làm việc trong khu vực cửa khẩu;
b) Nhân viên các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ, thương mại trong khu vực cửa khẩu;
c) Người Việt Nam, người nước ngoài lưu lại trong khu vực cửa khẩu vì lý do chưa hoàn thành thủ tục xuất, nhập đối với người, phương tiện, hàng hóa hoặc những người lưu lại trong khu vực cửa khẩu vì lý do hợp pháp khác, thì phải đăng ký tạm trú và chịu sự quản lý, kiểm tra, giám sát của Trạm Biên phòng cửa khẩu.
…
Như vậy, theo quy định trên thì nhân viên của tổ chức hoạt động thương mại trong khu vực cửa khẩu thuộc đối tượng được tạm trú tại khu vực cửa khẩu biên giới đất liền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?