Khu vực nào trên thế giới là nơi bị sa mạc hóa nghiêm trọng nhất ảnh hưởng đến đời sống của người dân?

Em ơi cho anh hỏi: Khu vực nào trên thế giới là nơi bị sa mạc hóa nghiêm trọng nhất ảnh hưởng đến đời sống của người dân? Các bên tham gia Công ước chống sa mạc hóa của Liên Hợp Quốc sẽ đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu ở mỗi quốc gia, vùng, tiểu vùng như thế nào? Đây là câu hỏi của anh Minh Nguyên đến từ Đà Nẵng.

Khu vực nào trên thế giới là nơi bị sa mạc hóa nghiêm trọng nhất ảnh hưởng đến đời sống của người dân?

Theo Lời nói đầu của Công ước Chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc năm 1994 có đề cập như sau:

LỜI NÓI ĐẦU
Công ước Chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh về môi trường và phát triển tại Rio de Janeiro, Brazin vào tháng 6 năm 1992.
Sau hơn một năm tham khảo ý kiến đóng góp của hơn 1.000 nước trên thế giới, cuối cùng Công ước đã được hoàn chỉnh vào tháng 6 năm 1994. Công ước được mở cho các nước ký tại Pari vào ngày 14-15 tháng 10 năm 1994.
Mục tiêu của Công ước là:
- Xây dựng các chương trình quốc gia, tiểu vùng và vùng để phòng chống khô hạn và sa mạc hoá
- Kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ tài chính cho việc chống sa mạc hoá
- Trao đổi thông tin, kỹ thuật và đào tạo về chống sa mạc hoá
- Ngăn chặn hậu quả sa mạc hoá dẫn đến di cư ồ ạt, các loài động thực vật bị tiệt chủng, khí hậu thay đổi v.v...
- Hiện trạng về sa mạc hoá
Việc suy thoái nghiêm trọng đất đai và có nhiều vùng khô hạn đang đe doạ hơn 900 triệu người dân ở khoảng 100 nước, chiếm 25 % diện tích đất đai của hành tinh chúng ta.
Theo báo cáo của chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc, nguyên nhân dẫn đến tình trạng sa mạc hoá là do chăn thả bừa bãi, canh tác quá mức, hệ thống tưới tiêu lạc hậu, mất rừng dẫn đến thay đổi khí hậu.
Nghiêm trọng nhất là ở Châu Phi, nơi có tới 66% đất đai là sa mạc hoặc đất đai khô cằn, và có tới 73 % đất canh tác nông nghiệp đã bị nghèo kiệt. Khoảng 800 triệu người dân sống ở những vùng khô cằn lâm vào cảnh thiếu đói.
...

Theo đó, khu vực nơi bị sa mạc hóa nghiêm trọng nhất ảnh hưởng đến đời sống của người dân là Châu Phi.

Cụ thể ở Châu Phi, nơi có tới 66% đất đai là sa mạc hoặc đất đai khô cằn, và có tới 73 % đất canh tác nông nghiệp đã bị nghèo kiệt. Khoảng 800 triệu người dân sống ở những vùng khô cằn lâm vào cảnh thiếu đói.

Sa mạc hóa

Sa mạc hóa (Hình từ Internet)

Các bên tham gia Công ước chống sa mạc hóa của Liên Hợp Quốc sẽ đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu ở mỗi quốc gia, vùng, tiểu vùng như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 Công ước Chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc năm 1994 quy định như sau:

Nghiên cứu và phát triển
Các bên tham gia sẽ đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu ở mỗi quốc gia, vùng, tiểu vùng và trên thế giới trong lĩnh vực chống sa mạc hoá.
a) Đóng góp vào việc nghiên cứu các nhân tố tự nhiên và con người gây ảnh hưởng đến sa mạc hoá.
b) Xác định các mục tiêu và nhu cầu của địa phương để tìm giải pháp cải thiện đời sống của người dân trong vùng bị sa mạc hoá làm ảnh hưởng.
c) Bảo đảm rằng kinh nghiệm và kiến thức về sa mạc hoá của mỗi nước đem lại lợi ích hài hoà cho tất cả các nước.
d) Tăng cường khả năng nghiên cứu của các nước bị ảnh hưởng bởi sa mạc hoá đặc biệt tại Châu phi, tập trung nghiên cứu về tình hình kinh tế xã hội có sự tham gia của người dân.
e) Tập trung nghiên cứu về mối quan hệ giữa nạn di cư, nghèo đói và sa mạc hoá.
f) Tăng cường hợp tác nghiên cứu giữa các tổ chức nghiên cứu của các nước, của vùng và trên thế giới để tìm giải pháp kỹ thuật chống sa mạc hoá,có sự tham gia của cả các tổ chức tư nhân và người dân tham gia.
g) Tăng cường dự trữ nguồn nước tại các nước bị ảnh hưởng
2. Chương trình nghiên cứu cần được đưa vào các chương trình hành động các nước và vùng. Hội nghị của các bên tham gia Công ước sẽ xem xét các ưu tiên nghiên cứu, sẽ tổ chức các cuộc họp định kì của Uỷ ban Khoa học kỹ thuật để tư vấn về vấn đề này.

Theo đó, các bên tham gia Công ước chống sa mạc hóa của Liên Hợp Quốc sẽ đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu ở mỗi quốc gia, vùng, tiểu vùng như sau:

- Đóng góp vào việc nghiên cứu các nhân tố tự nhiên và con người gây ảnh hưởng đến sa mạc hoá.

- Xác định các mục tiêu và nhu cầu của địa phương để tìm giải pháp cải thiện đời sống của người dân trong vùng bị sa mạc hoá làm ảnh hưởng.

- Bảo đảm rằng kinh nghiệm và kiến thức về sa mạc hoá của mỗi nước đem lại lợi ích hài hoà cho tất cả các nước.

- Tăng cường khả năng nghiên cứu của các nước bị ảnh hưởng bởi sa mạc hoá đặc biệt tại Châu phi, tập trung nghiên cứu về tình hình kinh tế xã hội có sự tham gia của người dân.

- Tập trung nghiên cứu về mối quan hệ giữa nạn di cư, nghèo đói và sa mạc hoá.

- Tăng cường hợp tác nghiên cứu giữa các tổ chức nghiên cứu của các nước, của vùng và trên thế giới để tìm giải pháp kỹ thuật chống sa mạc hoá,có sự tham gia của cả các tổ chức tư nhân và người dân tham gia.

- Tăng cường dự trữ nguồn nước tại các nước bị ảnh hưởng

Việc tạo điều kiện và cung cấp tài chính để xây dựng các biện pháp kĩ thuật phù hợp chống sa mạc hóa được các quốc gia thực hiện phụ thuộc vào những vấn đề nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 18 Công ước Chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc năm 1994 quy định như sau:

Phát triển, chuyển giao và áp dụng công nghệ
1 Các bên sẽ tuỳ thuộc vào chính sách và luật pháp của nước mình tạo điều kiện và cung cấp tài chính để xây đựng các biện pháp kĩ thuật phù hợp chống sa mạc hoá. Có thể hợp tác song phương hoặc đa phương, sử dụng tốt nhất các chuyên gia tư vấn của các tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ. Đặc biệt các bên sẽ:
...

Như vậy, việc tạo điều kiện và cung cấp tài chính để xây dựng các biện pháp kĩ thuật phù hợp chống sa mạc hoá được các quốc gia thực hiện tuỳ thuộc vào chính sách và luật pháp của nước mình.

Chống sa mạc hóa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Việc hợp tác khoa học và kỹ thuật để chống sa mạc hóa tại các vùng Châu Mỹ La tinh được quy định như thế nào?
Pháp luật
Khi thực hiện Công ước chống sa mạc hóa tại vùng Châu Mỹ La tinh thì cần quan tâm đến những đặc điểm riêng của vùng như thế nào?
Pháp luật
Khung tổ chức của chương trình hành động vùng chống sa mạc hóa tại các vùng Châu Phi được quy định như thế nào?
Pháp luật
Mỗi một nước Châu phi tham gia Công ước Chống sa mạc hóa sẽ phải cử ra một cơ quan quốc gia thích hợp để làm gì?
Pháp luật
Cơ chế tài chính để thực hiện Công ước Chống sa mạc hóa tại các vùng Châu Phi được quy định như thế nào?
Pháp luật
Các chương trình hành động quốc gia chống sa mạc hóa tại các vùng Châu Phi sẽ bao gồm các đặc điểm chung nào?
Pháp luật
Các chương trình hành động quốc gia chống sa mạc hóa tại các vùng Châu Phi sẽ tập trung vào nội dung nào?
Pháp luật
Khi tham gia Hội nghị các bên tham gia Công ước Chống sa mạc hóa của Liên Hợp Quốc thường kỳ thì phải nộp báo cáo thông qua cơ quan nào?
Pháp luật
Hội nghị các bên tham gia Công ước Chống sa mạc hóa của Liên Hợp Quốc sẽ bổ nhiệm Ban thư ký thường trực tại phiên họp cuối cùng có đúng không?
Pháp luật
Khi tham gia Công ước chống sa mạc hóa của Liên Hợp Quốc thì các quốc gia phải cam kết thu thập, phân tích và trao đổi các thông tin nhằm mục đích gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chống sa mạc hóa
1,611 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chống sa mạc hóa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chống sa mạc hóa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào