Khu vực thể chế phi tài chính của Việt Nam gồm những khu vực nào? Nội dung phân loại của những khu vực này được quy định như thế nào?
Khu vực thể chế phi tài chính của Việt Nam gồm những khu vực nào?
Theo khoản 3 Điều 2 Thông tư 02/2020/TT-BKHĐT thì:
Sáu khu vực thể chế của Việt Nam:
- Khu vực thể chế phi tài chính;
- Khu vực thể chế tài chính;
- Khu vực thể chế Nhà nước;
- Khu vực thể chế hộ gia đình;
- Khu vực thể chế không vì lợi phục vụ hộ gia đình;
- Khu vực thể chế không thường trú.
Như vậy, khu vực thể chế phi tài chính là 1 trong 6 khu vực thể chế của Việt Nam, dẫn chiếu đến Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 02/2020/TT-BKHĐT thì khu vực thể chế phi tài chính của Việt Nam sẽ gồm những khu vực sau:
- Khu vực phi tài chính nhà nước;
- Khu vực phi tài chính ngoài nhà nước;
- Khu vực phi tài chính có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Khu vực thể ché phi tài chính (Hình từ Internet)
Nội dung phân loại của những khu vực thể ché phi tài chính được quy định như thế nào?
Nội dung phân loại của những khu vực thể chế phi tài chính được quy định tại Mục 1 Phần II Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 02/2020/TT-BKHĐT như sau:
Khu vực thể chế phi tài chính: Bao gồm tất cả các doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và tổ chức khác (bao gồm cả các đơn vị không vì lợi) thường trú tham gia vào các hoạt động sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ phi tài chính để mua bán trên thị trường.
(1) Khu vực phi tài chính nhà nước
Bao gồm các đơn vị hoạt động sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ phi tài chính mà ở đó Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn góp hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) nhà nước, công ty cổ phần nhà nước, nhóm công ty nhà nước và các tổ chức phi tài chính nhà nước khác.
(2) Khu vực phi tài chính ngoài nhà nước
Bao gồm các đơn vị hoạt động sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ phi tài chính, có vốn trong nước thuộc sở hữu tư nhân của một người hoặc nhóm người hoặc có vốn thuộc sở hữu Nhà nước nhưng chiếm từ 50% vốn góp trở xuống hoặc Nhà nước không có cổ phần, vốn góp chi phối. Khu vực này gồm: công ty TNHH tư nhân, công ty TNHH có vốn nhà nước nhỏ hơn hoặc bằng 50%, công ty cổ phần không có vốn nhà nước, công ty cổ phần có vốn nhà nước nhỏ hơn hoặc bằng 50%, công ty hợp danh, nhóm công ty ngoài nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã/liên hiệp hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và các tổ chức ngoài nhà nước khác.
(3) Khu vực phi tài chính có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Bao gồm các đơn vị hoạt động sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ phi tài chính mà ở đó các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn góp hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối.
Căn cứ vào đâu để xếp các đơn vị không vì lợi phi thị trường vào khu vực thể chế phi tài chính?
Thì theo tiểu mục 1.4 Mục 1 Phần I ban hành kèm theo Thông tư 02/2020/TT-BKHĐT như sau:
MỘT SỐ KHÁI NIỆM, NGUYÊN TẮC VÀ TIÊU THỨC PHÂN LOẠI
1. Một số khái niệm
...
1.4. Đơn vị không vì lợi (NPIs): là một pháp nhân hoặc một thực thể xã hội được thành lập để tiến hành sản xuất sản phẩm vật chất hay dịch vụ. Kết quả sản xuất của đơn vị không được phép trở thành nguồn thu nhập, lợi nhuận hay các quyền lợi tài chính khác cho các đơn vị thành lập, quản lý, kiểm soát hoặc tài trợ cho đơn vị đó.
Kiểm soát là việc có khả năng can thiệp vào các chính sách tài chính và hoạt động liên quan tới mục tiêu chiến lược của đơn vị[1].
* Có hai loại đơn vị không vì lợi khác nhau, đó là:
+ Đơn vị không vì lợi thị trường;
+ Đơn vị không vì lợi phi thị trường.
Đơn vị không vì lợi thị trường được các doanh nghiệp hoặc tổ chức tương tự doanh nghiệp có tính thị trường thành lập, quản lý hoặc kiểm soát. Căn cứ vào mục tiêu sản xuất phi tài chính hay tài chính để xếp các đơn vị này vào khu vực thể chế phi tài chính hoặc khu vực thể chế tài chính.
Đơn vị không vì lợi phi thị trường được chia thành hai nhóm:
i. Đơn vị không vì lợi phi thị trường do Nhà nước thành lập, quản lý và cấp kinh phí. Các đơn vị loại này được xếp vào khu vực thể chế Nhà nước;
ii. Đơn vị không vì lợi phi thị trường phục vụ hộ gia đình. Các đơn vị loại này bao gồm hai tiểu nhóm và đều được xếp vào khu vực thể chế không vì lợi phục vụ hộ gia đình (NPISHs): (1) tiểu nhóm thứ nhất là các đơn vị không vì lợi phi thị trường phục vụ hội viên; (2) tiểu nhóm thứ hai là các đơn vị không vì lợi phi thị trường làm công tác từ thiện.
Các đơn vị không vì lợi có mặt ở hầu hết các khu vực thể chế. Căn cứ vào đơn vị thành lập ra nó để xếp vào khu vực thể chế phù hợp.
Như vậy, căn cứ vào vào mục tiêu sản xuất phi tài chính hay tài chính để xếp các đơn vị không vì lợi phi thị trường vào khu vực thể chế phi tài chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?