Khu vực thể chế tài chính của Việt Nam gồm những khu vực nào? Phân loại các khu vực thể chế này gồm những nội dung nào?
Khu vực thể chế tài chính của Việt Nam gồm những khu vực nào?
Theo khoản 3 Điều 2 Thông tư 02/2020/TT-BKHĐT có quy định như sau:
Sáu khu vực thể chế của Việt Nam:
- Khu vực thể chế phi tài chính;
- Khu vực thể chế tài chính;
- Khu vực thể chế Nhà nước;
- Khu vực thể chế hộ gia đình;
- Khu vực thể chế không vì lợi phục vụ hộ gia đình;
- Khu vực thể chế không thường trú.
Như vậy, khu vực thể chế tài chính là 1 trong 6 khu vực thể chế của Việt Nam, dẫn chiếu đến Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 02/2020/TT-BKHĐT thì khu vực thể chế tài chính của Việt Nam sẽ gồm những khu vực sau:
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Tổ chức nhận tiền gửi
+ Ngân hàng thương mại
+ Tổ chức nhận tiền gửi khác
- Doanh nghiệp bảo hiểm và quỹ hưu trí tự nguyện
+ Doanh nghiệp bảo hiểm
+ Quỹ hưu trí tự nguyện
- Tổ chức tài chính khác
+ Tổ chức hỗ trợ tài chính
+ Tổ chức tài chính khác chưa được phân vào đâu.
Khu vực thể chế tài chính (Hình từ Internet)
Phân loại các khu vực thể chế tài chính gồm những nội dung nào?
Phân loại các khu vực thể chế tài chính gồm những nội dung được quy định tại Mục 2 Phần II ban hành kèm theo Thông tư 02/2020/TT-BKHĐT như sau:
Khu vực thể chế tài chính: Bao gồm tất cả các doanh nghiệp và đơn vị tương tự doanh nghiệp thường trú tham gia chủ yếu vào việc cung cấp dịch vụ tài chính, bao gồm cả dịch vụ bảo hiểm và quỹ hưu trí tự nguyện cho các đơn vị thể chế khác.
(1) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng của ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.
(2) Tổ chức nhận tiền gửi
Tổ chức nhận tiền gửi bao gồm các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng.
- Ngân hàng thương mại: Là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật Tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu lợi nhuận.
- Tổ chức nhận tiền gửi khác: Là các tổ chức nhận tiền gửi mà không phải là ngân hàng thương mại như các công ty tài chính, cho thuê tài chính, ngân hàng chính sách, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô...
(3) Doanh nghiệp bảo hiểm và quỹ hưu trí tự nguyện
- Doanh nghiệp bảo hiểm: Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm và các quy định khác của pháp luật có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm.
- Quỹ hưu trí tự nguyện: Quỹ hưu trí tự nguyện là định chế tài chính quản lý tiền lương hưu được đóng góp tự nguyện và theo hợp đồng của cá nhân, công ty và chính phủ. Quỹ hưu trí thu tiền đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động, cũng như thanh toán tiền lương cho những người nghỉ hưu. Quỹ hưu trí chuyên môn hóa vào các khoản đầu tư dài hạn như mua cổ phiếu, trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ, gửi tiền vào các tổ chức tín dụng.
Quỹ hưu trí tự nguyện là đơn vị thể chế riêng biệt với đơn vị thành lập quỹ. Quỹ được thành lập để mang lại lợi ích về hưu trí cho các nhóm người cụ thể. Quỹ có tài sản và nợ riêng, tham gia vào các giao dịch tài chính trên thị trường thông qua tài khoản của quỹ.
(4) Tổ chức tài chính khác
Là các tổ chức thường trú tham gia chủ yếu vào việc cung cấp dịch vụ tài chính mà không phải là tổ chức nhận tiền gửi, doanh nghiệp bảo hiểm và quỹ hưu trí tự nguyện.
- Tổ chức hỗ trợ tài chính: Tổ chức hỗ trợ tài chính bao gồm các công ty cung cấp dịch vụ tài chính tham gia chủ yếu vào các hoạt động liên quan đến tài sản tài chính và nghĩa vụ nợ hoặc cung cấp khuôn khổ pháp lý cho những giao dịch này nhưng trong trường hợp không liên quan đến các tổ chức phụ trợ có sở hữu tài sản có và tài sản nợ tài chính đang được giao dịch.
Các tổ chức này cung cấp dịch vụ tài chính phụ trợ có liên quan chặt chẽ với các trung gian tài chính và được thành lập nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung gian tài chính. Các đơn vị trong phân loại này không phải là trung gian tài chính vì chúng không mua các tài sản tài chính hoặc gánh chịu các khoản nợ.
- Tổ chức tài chính khác chưa được phân vào đâu: Là các tổ chức thường trú tham gia chủ yếu vào việc cung cấp các dịch vụ tài chính chưa nêu ở trên như các tổ chức nắm giữ tài chính, doanh nghiệp cầm đồ...
Khu vực thể chế tài chính của Việt Nam được xây dựng dựa trên những nguyên tắc nào?
Khu vực thể chế tài chính của Việt Nam được xây dựng dựa trên những nguyên tắc quy định tại Điều 3 Thông tư 02/2020/TT-BKHĐT như sau:
- Đảm bảo việc phân chia khu vực thể chế bao quát toàn bộ, đầy đủ các đơn vị thể chế của Việt Nam;
- Đảm bảo tính khả thi trong quá trình thu thập, tính toán các chỉ tiêu thống kê;
- Tránh trùng lắp: một đơn vị thể chế chỉ được xếp vào một khu vực thể chế;
- Phù hợp với thực tiễn công tác thống kê và đảm bảo so sánh quốc tế;
- Linh hoạt và thống nhất khi sắp xếp các đơn vị thể chế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?