Khủng bố mạng, tấn công mạng trong hệ thống an ninh mạng là gì? Pháp luật có những quy định nào nhằm phòng, chống những hành vi trên?

Gần đây tôi có nghe nhiều thông tin về an ninh mạng, trong đó có một số thuật ngữ chuyên ngành như khủng bố mạng, tấn công mạng. Vậy những từ đó có nghĩa là gì? Có những biện pháp nào có thể phòng, chống các hành vi đó hay không? Có những quy định nào nhằm đấu tranh bảo vệ an ninh mạng không?

Khủng bố mạng, tấn công mạng là gì?

Khủng bố an ninh mạng

Khủng bố an ninh mạng

Khoản 8 và khoản 9 Điều 2 Luật An ninh mạng 2018 quy định về khủng bố mạng, tấn công mạng như sau:

"8. Tấn công mạng là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để phá hoại, gây gián đoạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử.
9. Khủng bố mạng là việc sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để thực hiện hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố.

Đây đều là những hành vi phá hoại nhằm làm gián đoạn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hoạt động ổn định của hệ thống mạng.

Pháp luật quy định như thế nào về phòng, chống khủng bố mạng?

Điều 20 Luật An ninh mạng 2018 quy định về vấn đề phòng, chống khủng bố mạng như sau:

(1) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm áp dụng biện pháp theo quy định của Luật này, Điều 29 của Luật An toàn thông tin mạng và pháp luật về phòng, chống khủng bố để xử lý khủng bố mạng. Trong đó, các biện pháp được quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật An toàn thông tin mạng 2015 gồm:

- Vô hiệu hóa nguồn Internet sử dụng để thực hiện hành vi khủng bố;

- Ngăn chặn việc thiết lập và mở rộng trao đổi thông tin về các tín hiệu, nhân tố, phương pháp và cách sử dụng Internet để thực hiện hành vi khủng bố, về mục tiêu và hoạt động của các tổ chức khủng bố trên mạng;

- Trao đổi kinh nghiệm và thực tiễn kiểm soát các nguồn Internet, tìm và kiểm soát nội dung của trang tin điện tử có mục đích khủng bố.

(2) Chủ quản hệ thống thông tin thường xuyên rà soát, kiểm tra hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý nhằm loại trừ nguy cơ khủng bố mạng.

(3) Khi phát hiện dấu hiệu, hành vi khủng bố mạng, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải kịp thời báo cho lực lượng bảo vệ an ninh mạng. Cơ quan tiếp nhận tin báo có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ tin báo về khủng bố mạng và kịp thời thông báo cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng.

(4) Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành có liên quan triển khai công tác phòng, chống khủng bố mạng, áp dụng biện pháp vô hiệu hóa nguồn khủng bố mạng, xử lý khủng bố mạng, hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả xảy ra đối với hệ thống thông tin, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều này.

(5) Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành có liên quan triển khai công tác phòng, chống khủng bố mạng, áp dụng biện pháp xử lý khủng bố mạng xảy ra đối với hệ thống thông tin quân sự.

(6) Ban Cơ yếu Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành có liên quan triển khai công tác phòng, chống khủng bố mạng, áp dụng biện pháp xử lý khủng bố mạng xảy ra đối với hệ thống thông tin cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ.

Hành vi nào được xem là tấn công mạng?

Hành vi tấn công mạng

Hành vi tấn công mạng

Khoản 1 Điều 19 Luật An ninh mạng 2018 quy định một số hành vi được xem là tấn công mạng và có liên quan đến tấn công mạng bao gồm:

- Phát tán chương trình tin học gây hại cho mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử;

- Gây cản trở, rối loạn, làm tê liệt, gián đoạn, ngưng trệ hoạt động, ngăn chặn trái phép việc truyền đưa dữ liệu của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử;

- Xâm nhập, làm tổn hại, chiếm đoạt dữ liệu được lưu trữ, truyền đưa qua mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử;

- Xâm nhập, tạo ra hoặc khai thác điểm yếu, lỗ hổng bảo mật và dịch vụ hệ thống để chiếm đoạt thông tin, thu lợi bất chính;

- Sản xuất, mua bán, trao đổi, tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm có tính năng tấn công mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử để sử dụng vào mục đích trái pháp luật;

- Hành vi khác gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử.

Chủ thể nào có trách nhiệm phòng, chống tấn công mạng?

Để thực hiện các biện pháp phòng, chống tấn công mạng, những chủ thể sau đây (được quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 19 Luật An ninh mạng 2018) có trách nhiệm thực hiện các công việc tương ứng với khả năng, thẩm quyền của mình nhằm mục đích bảo vệ an ninh mạng, cụ thể:

(1) Chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm áp dụng biện pháp kỹ thuật để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều này đối với hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý.

(2) Khi xảy ra tấn công mạng xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, gây tổn hại nghiêm trọng trật tự, an toàn xã hội, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng chủ trì, phối hợp với chủ quản hệ thống thông tin và tổ chức, cá nhân có liên quan áp dụng biện pháp xác định nguồn gốc tấn công mạng, thu thập chứng cứ; yêu cầu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng chặn lọc thông tin để ngăn chặn, loại trừ hành vi tấn công mạng và cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan.

(3) Trách nhiệm phòng, chống tấn công mạng được quy định như sau:

- Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành có liên quan thực hiện công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi quy định tại khoản 1 Điều này xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, gây tổn hại nghiêm trọng trật tự, an toàn xã hội trên phạm vi cả nước, trừ trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này;

- Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành có liên quan thực hiện công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi quy định tại khoản 1 Điều này đối với hệ thống thông tin quân sự;

- Ban Cơ yếu Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành có liên quan thực hiện công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi quy định tại khoản 1 Điều này đối với hệ thống thông tin cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ.

Đấu tranh bảo vệ an ninh mạng gồm những nội dung nào?

Nội dung đấu tranh bảo vệ an ninh mạng được quy định tại khoản 2 Điều 22 Luật An ninh mạng 2018, bao gồm:

- Tổ chức nắm tình hình có liên quan đến hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia;

- Phòng, chống tấn công và bảo vệ hoạt động ổn định của hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia;

- Làm tê liệt hoặc hạn chế hoạt động sử dụng không gian mạng nhằm gây phương hại an ninh quốc gia hoặc gây tổn hại đặc biệt nghiêm trọng trật tự, an toàn xã hội;

- Chủ động tấn công vô hiệu hóa mục tiêu trên không gian mạng nhằm bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Như vậy, khủng bố mạng, tấn công mạng là các hành vi nhằm phá hoại, gây gián đoạn đến không gian mạng. Pháp luật đã quy định những biện pháp cần thiết để có thể phòng chống các hành vi trên. Do đó, các cá nhân, tổ chức, cơ quan có trách nhiệm, thẩm quyền liên quan cần chú trọng hơn đến công tác nói trên, nhằm bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

An ninh mạng TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN AN NINH MẠNG
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Đấu tranh bảo vệ an ninh mạng là gì?
Pháp luật
Theo chính sách của Nhà nước về an ninh mạng, không gian mạng được xây dựng thế nào theo quy định?
Pháp luật
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 nêu phương hướng, nhiệm vụ phải giữ vững gì trên không gian mạng trong mọi tình huống?
Pháp luật
Các hoạt động bảo vệ an ninh mạng của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ ngày 30/10/2024 như thế nào?
Pháp luật
Đã có Quyết định 3238 ngày 30/10/2024 về quy chế quản lý và sử dụng mạng máy tính đảm bảo an ninh mạng Bộ GD&ĐT?
Pháp luật
Trình tự thủ tục ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia?
Pháp luật
Khắc phục sự cố an ninh mạng là gì? Cá nhân phải tham gia khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia?
Pháp luật
Thế nào là an ninh mạng và bảo vệ an ninh mạng? Nhà nước ưu tiên bảo vệ an ninh mạng trong phát triển kinh tế - xã hội?
Pháp luật
Tường lửa là gì? Cố ý vượt qua tường lửa để lấy cắp thông tin dữ liệu của người khác bị phạt mấy năm tù?
Pháp luật
Ngày An ninh mạng Việt Nam là ngày mấy? Hoạt động bảo vệ an ninh mạng phải tuân thủ những nguyên tắc nào?
Pháp luật
Kiểm tra an ninh mạng có phải là một biện pháp bảo vệ an ninh mạng không? Thực hiện kiểm tra an ninh mạng theo trình tự thủ tục nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - An ninh mạng
11,868 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An ninh mạng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về An ninh mạng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào