Khung giá tiêm phòng và tiêu độc khử trùng cho cừu theo quy định hiện hành là bao nhiêu? Không thực hiện tiêm phòng và tiêu độc khử trùng cho cừu có bị xử phạt?
Công tác tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi cừu?
Tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi cừu (Hình từ Internet)
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 3 Luật Thú y 2015 quy định động vật trên cạn là các loài gia súc, gia cầm, động vật hoang dã, bò sát, ong, tằm và một số loài động vật khác sống trên cạn. Như vậy, cừu sẽ được xác định là động vật trên cạn.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định các biện pháp phòng bệnh bắt buộc đối với động vật trên cạn gồm:
Các biện pháp phòng bệnh bắt buộc cho động vật trên cạn
1. Các biện pháp phòng bệnh bắt buộc cho động vật trên cạn bao gồm:
a) Thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc định kỳ theo hướng dẫn tại Phụ lục 08 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Phòng bệnh bắt buộc cho động vật bằng vắc-xin được thực hiện đối với một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm theo quy định tại mục 1 của Phụ lục 07 ban hành kèm theo Thông tư này;
Căn cứ vào đặc điểm dịch tễ, sự lưu hành của các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật trên địa bàn và hướng dẫn phòng bệnh bằng vắc-xin đối với từng bệnh tại các Phụ lục 09, 10, 12, 13, 15, 16, 21 và 22 ban hành kèm theo Thông tư này, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương trình cấp có thẩm quyền quyết định việc phòng bệnh bắt buộc bằng vắc-xin đối với bệnh động vật cụ thể quy định tại mục 1.1 của Phụ lục 07 cho phù hợp với điều kiện của địa phương và cấp Giấy chứng nhận tiêm phòng theo mẫu quy định tại mục 3 của Phụ lục 07.
Như vậy, công tác tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi cừu định kỳ được hướng dẫn tại Phụ lục 08 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT hướng dẫn chung về vệ sinh, khử trùng tiêu độc.
Khung giá tiêm phòng và tiêu độc khử trùng cho cừu là bao nhiêu?
Căn cứ theo Thông tư 283/2016/TT-BTC quy định biểu khung giá dịch vụ tiêm phòng và tiêu độc khử trùng cho động vật được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 283/2016/TT-BTC, cụ thể như sau:
(1) Khung giá tiêm phòng cho cừu:
- Mũi đầu: 2.600 - 2.900 lần/con
- Từ mũi thứ 2: 1.700 - 1.900 lần/con
(2) Khung giá tiêu độc khử trùng cho cừu:
- Xe ô tô: 40.000 - 44.000 lần/cái
- Máy bay: 450.000 - 495.000 lần/cái
- Toa tầu, xe lửa: 68.000 - 75.000 lần/cái
- Các loại xe khác: 10.000 - 11.000 lần/cái
- Sân, bến bãi, khu cách ly kiểm dịch, cơ sở chăn nuôi, cơ sở sản xuất con giống, ấp trứng, cơ sở giết mổ động vật, chế biến sản phẩm động vật, cơ sở kinh doanh động vật, sản phẩm động vật, chợ mua bán sản phẩm động vật: 550 - 600 m2
Ghi chú:
+ Tiêm phòng cho động vật: Chưa tính tiền vắc xin;
+ Tiêu độc khử trùng cho động vật: Chưa tính tiền hóa chất;
Ngoài ra theo khoản 2, khoản 3 Điều 3 Thông tư 283/2016/TT-BTC quy định khung giá tiêm phòng, tiêu độc khử trùng cho động vật tại Thông tư này là giá chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật và được thu bằng Đồng Việt Nam.
Không thực hiện tiêm phòng và tiêu độc khử trùng cho cừu có bị xử phạt?
Căn cứ theo Nghị định 90/2017/NĐ-CP quy định mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y đối với những hành vi vi phạm quy định về phòng bệnh, chống dịch bệnh cho động vật, cụ thể như sau:
Điều 6. Vi phạm quy định chung về chống dịch bệnh động vật
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.
…
Điều 8. Vi phạm về chống dịch bệnh động vật trên cạn
4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
…
c) Không thực hiện xử lý, vệ sinh, khử trùng, tiêu độc sau giết mổ đối với cơ sở giết mổ, dụng cụ giết mổ, chất thải của động vật bị giết mổ bắt buộc;
Điều 11. Vi phạm về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc nơi tập trung động vật, sản phẩm động vật, phương tiện vận chuyển trước và sau khi kiểm dịch;
…
Điều 25. Vi phạm vệ sinh thú y đối với kinh doanh sản phẩm động vật
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng phương tiện bày bán, dụng cụ chứa đựng sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
b) Không thực hiện vệ sinh vật dụng trước và sau khi bán hoặc không khử trùng, tiêu độc định kỳ.
…
Như vậy, đối với hành vi vi phạm không thực hiện tiêm phòng và tiêu độc khử trùng cho cừu có thể bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 90/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 3 Nghị định 07/2022/NĐ-CP quy định mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện; đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần so với cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?