Kiểm định viên thiết bị xếp dỡ, thiết bị áp lực dùng trong giao thông vận tải phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
- Kiểm định viên thiết bị xếp dỡ, thiết bị áp lực dùng trong giao thông vận tải phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
- Kiểm định viên thiết bị xếp dỡ, thiết bị áp lực dùng trong giao thông vận tải có những nhiệm vụ gì?
- Kiểm định viên thiết bị xếp dỡ, thiết bị áp lực dùng trong giao thông vận tải có những quyền hạn gì?
Kiểm định viên thiết bị xếp dỡ, thiết bị áp lực dùng trong giao thông vận tải phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Theo Điều 3 Thông tư 36/2017/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn kiểm định viên như sau:
Tiêu chuẩn kiểm định viên
Kiểm định viên thiết bị xếp dỡ, thiết bị áp lực dùng trong giao thông vận tải là đăng kiểm viên có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động (sau đây gọi tắt là Nghị định số 44/2016/NĐ-CP).
Theo đó, kiểm định viên thiết bị xếp dỡ, thiết bị áp lực dùng trong giao thông vận tải là đăng kiểm viên có đủ tiêu chuẩn sau đây:
- Có trình độ đại học trở lên, thuộc chuyên ngành kỹ thuật phù hợp với đối tượng kiểm định;
- Có ít nhất 02 năm làm kỹ thuật kiểm định hoặc làm công việc thiết kế, sản xuất, lắp đặt, sửa chữa, vận hành, bảo trì về đối tượng kiểm định;
- Đã hoàn thành khóa huấn luyện và sát hạch đạt yêu cầu về nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động với đối tượng kiểm định hoặc có thời gian thực hiện kiểm định đối tượng kiểm định trên 10 năm tính đến thời điểm Nghị định 44/2016/NĐ-CP có hiệu lực.
Kiểm định viên thiết bị xếp dỡ, thiết bị áp lực dùng trong giao thông vận tải (Hình từ Internet)
Kiểm định viên thiết bị xếp dỡ, thiết bị áp lực dùng trong giao thông vận tải có những nhiệm vụ gì?
Theo Điều 4 Thông tư 36/2017/TT-BGTVT quy định về nhiệm vụ của kiểm định viên như sau:
Nhiệm vụ của kiểm định viên
1. Kiểm định trong chế tạo, sửa chữa, hoán cải, khai thác, sử dụng và đánh giá trạng thái kỹ thuật của thiết bị xếp dỡ, thiết bị áp lực.
2. Thẩm định thiết kế.
3. Kiểm tra, đánh giá các cơ sở chế tạo, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm thiết bị xếp dỡ, thiết bị áp lực.
4. Huấn luyện thực hành cho người tham gia huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ.
5. Tham gia đánh giá sát hạch nghiệp vụ kiểm định thiết bị xếp dỡ, thiết bị áp lực.
6. Tham gia giám định tai nạn.
7. Lập và cấp hồ sơ kiểm định cho thiết bị xếp dỡ, thiết bị áp lực.
Theo đó, kiểm định viên thiết bị xếp dỡ, thiết bị áp lực dùng trong giao thông vận tải có những nhiệm vụ như sau:
- Kiểm định trong chế tạo, sửa chữa, hoán cải, khai thác, sử dụng và đánh giá trạng thái kỹ thuật của thiết bị xếp dỡ, thiết bị áp lực.
- Thẩm định thiết kế.
- Kiểm tra, đánh giá các cơ sở chế tạo, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm thiết bị xếp dỡ, thiết bị áp lực.
- Huấn luyện thực hành cho người tham gia huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ.
- Tham gia đánh giá sát hạch nghiệp vụ kiểm định thiết bị xếp dỡ, thiết bị áp lực.
- Tham gia giám định tai nạn.
- Lập và cấp hồ sơ kiểm định cho thiết bị xếp dỡ, thiết bị áp lực.
Kiểm định viên thiết bị xếp dỡ, thiết bị áp lực dùng trong giao thông vận tải có những quyền hạn gì?
Theo Điều 5 Thông tư 36/2017/TT-BGTVT quy định về quyền hạn của kiểm định viên như sau:
Quyền hạn của kiểm định viên
1. Yêu cầu chủ thiết bị hoặc cơ sở thiết kế, chế tạo, đóng mới, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm thiết bị cung cấp các hồ sơ kỹ thuật, tạo điều kiện cần thiết tại hiện trường để thực hiện công tác kiểm định, đánh giá, giám sát kỹ thuật, bảo đảm an toàn trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
2. Bảo lưu và báo cáo cấp trên khi ý kiến của mình khác với ý kiến của lãnh đạo đơn vị về kết luận đánh giá trạng thái kỹ thuật của thiết bị.
3. Được ký và sử dụng ấn chỉ nghiệp vụ khi lập hồ sơ kiểm định cho thiết bị.
4. Từ chối thực hiện công tác kiểm định, đánh giá, giám sát kỹ thuật khi nhận thấy các điều kiện để thực hiện công tác kiểm định kỹ thuật, an toàn lao động tại hiện trường không bảo đảm.
Theo đó, kiểm định viên thiết bị xếp dỡ, thiết bị áp lực dùng trong giao thông vận tải có những nghĩa vụ như sau:
- Yêu cầu chủ thiết bị hoặc cơ sở thiết kế, chế tạo, đóng mới, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm thiết bị cung cấp các hồ sơ kỹ thuật, tạo điều kiện cần thiết tại hiện trường để thực hiện công tác kiểm định, đánh giá, giám sát kỹ thuật, bảo đảm an toàn trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
- Bảo lưu và báo cáo cấp trên khi ý kiến của mình khác với ý kiến của lãnh đạo đơn vị về kết luận đánh giá trạng thái kỹ thuật của thiết bị.
- Được ký và sử dụng ấn chỉ nghiệp vụ khi lập hồ sơ kiểm định cho thiết bị.
- Từ chối thực hiện công tác kiểm định, đánh giá, giám sát kỹ thuật khi nhận thấy các điều kiện để thực hiện công tác kiểm định kỹ thuật, an toàn lao động tại hiện trường không bảo đảm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là mẫu nào? Có phải chứng thực hợp đồng không?
- Biện pháp kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi truyền thống nhập khẩu? Nội dung kiểm tra gồm những gì?
- Diện tích tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp Nhà nước giao đất được xác định như thế nào?
- Kịch bản tổng kết chi hội phụ nữ cuối năm 2024 ngắn gọn? Tổng kết công tác Hội phụ nữ năm 2024 ngắn gọn?
- Cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không được sử dụng thông tin nào trên môi trường mạng?