Kiểm sát viên có bắt buộc tham dự phiên họp xét, quyết định rút ngắn thời gian thử thách đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện không?
- Kiểm sát viên có bắt buộc tham dự phiên họp xét, quyết định rút ngắn thời gian thử thách đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện không?
- Kiểm sát viên có vai trò gì trong phiên họp xét, quyết định rút ngắn thời gian thử thách đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện?
- Quyết định rút ngắn thời gian thử thách đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện phải đảm bảo những nội dung gì?
Kiểm sát viên có bắt buộc tham dự phiên họp xét, quyết định rút ngắn thời gian thử thách đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện không?
Thành phần tham dự phiên họp xét, quyết định rút ngắn thời gian thử thách đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện quy định tại khoản 4 Điều 65 Luật Thi hành án hình sự 2019 như sau:
Thủ tục rút ngắn thời gian thử thách đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện
...
4. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ và văn bản đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu nơi người được tha tù trước thời hạn có điều kiện cư trú, làm việc thành lập Hội đồng và tổ chức phiên họp để xét, quyết định rút ngắn thời gian thử thách. Thành phần Hội đồng gồm 03 Thẩm phán; phiên họp có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp. Trường hợp hồ sơ phải bổ sung theo yêu cầu của Tòa án thì thời hạn mở phiên họp được tính từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung.
...
Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 03/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP cũng có quy định như sau:
Trình tự, thủ tục xét, quyết định rút ngắn thời gian thử thách đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện
1. Tòa án tổ chức phiên họp xét, quyết định rút ngắn thời gian thử thách đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện theo quy định tại khoản 4 Điều 65 của Luật Thi hành án hình sự. Chậm nhất 03 ngày trước khi mở phiên họp, Tòa án thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp biết để cử Kiểm sát viên tham dự phiên họp. Trường hợp Kiểm sát viên đã được cử không thể tham dự phiên họp thì Viện kiểm sát phải cử người khác tham gia.
Trường hợp cần bổ sung tài liệu hoặc tài liệu chưa rõ thì Thẩm phán yêu cầu cơ quan đề nghị bổ sung hoặc làm rõ thêm đối với tài liệu chưa rõ. Văn bản yêu cầu này đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp biết Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án, cơ quan đề nghị phải gửi tài liệu bổ sung hoặc làm rõ thêm cho Tòa án và Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án.
...
Từ những quy định trên thì phiên họp xét, quyết định quyết định rút ngắn thời gian thử thách đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện phải có sự tham dự của Kiểm sát viên.
Tòa án có trách nhiệm gửi thông báo đến Viện kiểm sát cũng cấp trước khi phiên họp diễn ra (chậm nhất 03 ngày) để Viện cử Kiểm sát viên đến tham dự.
Trường hợp Kiểm sát viên đã được cử không thể tham dự phiên họp thì Viện kiểm sát phải cử người khác tham gia.
Kiểm sát viên có bắt buộc tham dự phiên họp xét, quyết định rút ngắn thời gian thử thách đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện không? (Hình từ Internet)
Kiểm sát viên có vai trò gì trong phiên họp xét, quyết định rút ngắn thời gian thử thách đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện?
Vị trí, vai trò của kiểm sát viên trong phiên họp xét rút ngắn thời gian thử thách được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Thông tư liên tịch 03/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP như sau:
Trình tự, thủ tục xét, quyết định rút ngắn thời gian thử thách đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện
...
2. Trình tự, thủ tục xét rút ngắn thời gian thử thách tiến hành như sau:
a) Chủ tọa khai mạc phiên họp, giới thiệu thành phần Hội đồng, Kiểm sát viên tham gia phiên họp, Thư ký phiên họp;
b) Một thành viên của Hội đồng trình bày hồ sơ đề nghị;
c) Kiểm sát viên trình bày quan điểm của Viện kiểm sát về việc rút ngắn thời gian thử thách của cơ quan đề nghị và việc tuân theo pháp luật trong việc xét rút ngắn thời gian thử thách;
d) Hội đồng thảo luận và quyết định.
3. Trên cơ sở xem xét hồ sơ và ý kiến của đại diện Viện kiểm sát, Hội đồng quyết định:
a) Chấp nhận toàn bộ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện. Trường hợp người được tha tù trước thời hạn có điều kiện có thời gian thử thách còn lại dưới 03 tháng thì Tòa án có thể quyết định rút ngắn hết thời gian thử thách còn lại;
b) Chấp nhận một phần đề nghị rút ngắn thời gian thử thách đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện;
c) Không chấp nhận đề nghị rút ngắn thời gian thử thách đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện.
...
Như vậy, Kiểm sát viên có vai trò là đại diện Viện kiểm sát để trình bày quan điểm về việc rút ngắn thời gian thử thách của cơ quan đề nghị và việc tuân theo pháp luật trong việc xét rút ngắn thời gian thử thách.
Dựa trên cơ sở xem xét hồ sơ và ý kiến của đại diện Viện kiểm sát, Hội đồng sẽ ra quyết định về việc rút ngắn thời gian thử thách.
Quyết định rút ngắn thời gian thử thách đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện phải đảm bảo những nội dung gì?
Nội dung trong quyết định rút ngắn thời gian thử thách đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện sẽ bao gồm các nội dung quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư liên tịch 03/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP như sau:
(1) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
(2) Tên Tòa án ra quyết định;
(3) Họ tên của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Thư ký phiên họp;
(4) Họ tên, năm sinh, nơi cư trú của người được đề nghị rút ngắn thời gian thử thách;
(5) Số, ngày, tháng, năm của bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án; số, ngày, tháng năm của quyết định thi hành án phạt tù; số, ngày, tháng, năm của quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện;
(6) Nhận định của Tòa án và những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận;
(7) Quyết định của Tòa án;
(8) Hiệu lực thi hành.
Bên cạnh đó, quyết định rút ngắn thời gian thử thách phải đảm bảo được lập theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 03/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP TẢI VỀ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?