Kiểm sát viên thấy đủ điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn đối với xét xử sơ thẩm vụ án hình sự thì cần báo cáo với ai để được áp dụng?
- Kiểm sát viên thấy đủ điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn đối với xét xử sơ thẩm vụ án hình sự thì cần báo cáo với ai để được áp dụng?
- Kiểm sát viên thấy quyết định áp dụng thủ tục rút gọn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Chánh án Tòa án không còn đủ điều kiện thì phải báo cáo với ai?
- Để được áp dụng thủ tục rút gọn đối với xét xử sơ thẩm vụ án hình sự thì cần đáp ứng những điều kiện nào?
Kiểm sát viên thấy đủ điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn đối với xét xử sơ thẩm vụ án hình sự thì cần báo cáo với ai để được áp dụng?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 35 Quy chế Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự (sau đây gọi chung là Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc áp dụng thủ tục rút gọn
1. Khi thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm, Kiểm sát viên thấy có đủ các điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 456 Bộ luật Tố tụng hình sự thì báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát để đề nghị Chánh án Tòa án ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn.
Kiểm sát viên kiểm sát việc giao, gửi quyết định áp dụng thủ tục rút gọn theo khoản 2 Điều 457 Bộ luật Tố tụng hình sự.
...
Như vậy, Kiểm sát viên thấy đủ điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn đối với xét xử sơ thẩm vụ án hình sự thì cần báo cáo với Viện trưởng Viện kiểm sát để đề nghị Chánh án Tòa án ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn.
Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo thủ tục rút gọn (Hình từ Internet)
Kiểm sát viên thấy quyết định áp dụng thủ tục rút gọn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Chánh án Tòa án không còn đủ điều kiện thì phải báo cáo với ai?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 35 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc áp dụng thủ tục rút gọn
...
2. Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc áp dụng thủ tục rút gọn trong giai đoạn sơ thẩm được thực hiện theo Điều 462 và Điều 463 Bộ luật Tố tụng hình sự.
3. Quá trình thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự, Kiểm sát viên thấy quyết định áp dụng thủ tục rút gọn của Chánh án Tòa án không còn đủ điều kiện thì báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát để kiến nghị với Chánh án Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn và áp dụng thủ tục chung để giải quyết vụ án.
Nếu Chánh án Tòa án đã ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn không hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn thì Kiểm sát viên tiếp tục thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án theo quy định tại Chương XXXI Bộ luật Tố tụng hình sự.
4. Trường hợp vụ án đã được áp dụng thủ tục rút gọn ở giai đoạn điều tra, truy tố nhưng đến giai đoạn xét xử, Chánh án Tòa án không tiếp tục áp dụng thủ tục rút gọn mà Kiểm sát viên thấy việc không áp dụng thủ tục rút gọn của Chánh án Tòa án là không đúng pháp luật thì báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát để kiến nghị với Chánh án Tòa án.
Theo đó, Kiểm sát viên thấy quyết định áp dụng thủ tục rút gọn của Chánh án Tòa án không còn đủ điều kiện thì phải báo cáo với Viện trưởng Viện kiểm sát để kiến nghị với Chánh án Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn và áp dụng thủ tục chung để giải quyết vụ án.
Như vậy, Kiểm sát viên thấy quyết định áp dụng thủ tục rút gọn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Chánh án Tòa án không còn đủ điều kiện thì phải báo cáo với Viện trưởng Viện kiểm sát để kiến nghị với Chánh án Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn và áp dụng thủ tục chung để giải quyết vụ án
Để được áp dụng thủ tục rút gọn đối với xét xử sơ thẩm vụ án hình sự thì cần đáp ứng những điều kiện nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 456 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn
1. Thủ tục rút gọn được áp dụng trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm khi có đủ các điều kiện:
a) Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang hoặc người đó tự thú;
b) Sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng;
c) Tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng;
d) Người phạm tội có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng.
2. Thủ tục rút gọn được áp dụng trong xét xử phúc thẩm khi có một trong các điều kiện:
a) Vụ án đã được áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử sơ thẩm và chỉ có kháng cáo, kháng nghị giảm nhẹ hình phạt hoặc cho bị cáo được hưởng án treo;
b) Vụ án chưa được áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử sơ thẩm nhưng có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và chỉ có kháng cáo, kháng nghị giảm nhẹ hình phạt hoặc cho bị cáo được hưởng án treo.
Theo đó, để được.áp dụng thủ tục rút gọn đối với xét xử sơ thẩm vụ án hình sự thì cần đáp ứng những điều kiện sau:
- Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang hoặc người đó tự thú;
- Sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng;
- Tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng;
- Người phạm tội có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thế hệ Beta là gì? Năm khởi đầu của Thế hệ Beta là năm nào? Sinh vào năm khởi đầu của Thế hệ Beta là người thành niên năm bao nhiêu?
- Cột cần vươn là gì? Giá long môn, cột cần vươn trên đường cao tốc có bố trí biển chỉ dẫn với mục đích gì?
- Thực tiễn trong triết học là gì? Ví dụ về thực tiễn trong triết học? Nhiệm vụ của sinh viên khi học môn triết học?
- Tổng hợp mẫu đơn xin nghỉ việc dành cho công nhân, người lao động mới nhất hiện nay? Trường hợp không cần làm đơn xin nghỉ việc?
- Mẫu Chương trình theo Nghị định 30? Cách ghi Mẫu Chương trình theo Nghị định 30? Tải về Mẫu Chương trình?