Kiểm sát viên thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử phúc thẩm vụ án hình sự có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Kiểm sát viên thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử phúc thẩm vụ án hình sự có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Kiểm sát viên kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử phúc thẩm vụ án hình sự có phải kiểm tra biên bản phiên tòa không?
- Kiểm sát viên kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử phúc thẩm vụ án hình sự không có mặt tại phiên tòa thì xử lý như thế nào?
Kiểm sát viên thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử phúc thẩm vụ án hình sự có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 45 Quy chế Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự (sau đây gọi chung là Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử phúc thẩm
1. Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử phúc thẩm theo Điều 17 và Điều 22 Quy chế này.
...
Như vậy, kiểm sát viên thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử phúc thẩm vụ án hình sự có những nhiệm vụ và quyền hạn theo Điều 17 và Điều 22 Quy chế này gồm:
Điều 17. Kiểm sát việc chuẩn bị xét xử của Tòa án
Điều 18. Xác định yêu cầu của việc xét xử vụ án
Điều 19. Xem xét vật chứng, xem xét tại chỗ hoặc hỏi bị can, bị cáo và giải quyết yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ
Điều 20. Giải quyết việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung
Điều 21. Rút quyết định truy tố; kết luận về khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố
Điều 22. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử sơ thẩm
Và kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế của Tòa án đối với bị cáo theo Điều 347 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử phúc thẩm vụ án hình sự (Hình từ Internet)
Kiểm sát viên kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử phúc thẩm vụ án hình sự có phải kiểm tra biên bản phiên tòa không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 45 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử phúc thẩm
...
2. Kiểm sát viên tham gia phiên tòa phúc thẩm phải kiểm tra biên bản phiên tòa, bản án, quyết định phúc thẩm và chuẩn bị nội dung báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát xem xét việc đề nghị Viện kiểm sát cấp trên kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm khi có căn cứ.
...
Như vậy, Kiểm sát viên kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử phúc thẩm vụ án hình sự thì phải kiểm tra biên bản phiên tòa.
Ngoài ra, Kiểm sát viên còn phải kiểm tra bản án, quyết định phúc thẩm và chuẩn bị nội dung báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát xem xét việc đề nghị Viện kiểm sát cấp trên kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm khi có căn cứ.
Kiểm sát viên kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử phúc thẩm vụ án hình sự không có mặt tại phiên tòa thì xử lý như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 350 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Sự có mặt của Kiểm sát viên
1. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải có mặt để thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa, nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa. Đối với vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì có thể có nhiều Kiểm sát viên. Trường hợp Kiểm sát viên không thể có mặt tại phiên tòa thì Kiểm sát viên dự khuyết có mặt tại phiên tòa từ đầu được thay thế để thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa.
2. Trường hợp Kiểm sát viên bị thay đổi hoặc không thể tiếp tục thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử mà không có Kiểm sát viên dự khuyết để thay thế thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa.
Theo đó, Kiểm sát viên kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử phúc thẩm vụ án hình sự không có mặt tại phiên tòa thì phải hoãn phiên tòa.
Đối với vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì có thể có nhiều Kiểm sát viên.
Trường hợp Kiểm sát viên không thể có mặt tại phiên tòa thì Kiểm sát viên dự khuyết có mặt tại phiên tòa từ đầu được thay thế để thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa.
Trường hợp Kiểm sát viên bị thay đổi hoặc không thể tiếp tục thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử mà không có Kiểm sát viên dự khuyết để thay thế thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?