Kiểm sát viên VKSND tối cao khi không giữ chức vụ lãnh đạo và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của Kiểm sát viên phải chịu trách nhiệm cá nhân về những hoạt động gì?
- Kiểm sát viên VKSND tối cao khi không giữ chức vụ lãnh đạo và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của Kiểm sát viên phải chịu trách nhiệm cá nhân về những hoạt động gì?
- Khi được phân công, Kiểm sát viên VKSND tối cao không thể tham gia phiên tòa, phiên họp thì phải làm gì?
- Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có căn cứ cho rằng quyết định của lãnh đạo VKSND tối cao mà mình phải chấp hành là trái pháp luật thì có quyền từ chối không?
Kiểm sát viên VKSND tối cao khi không giữ chức vụ lãnh đạo và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của Kiểm sát viên phải chịu trách nhiệm cá nhân về những hoạt động gì?
Theo khoản 1 Điều 1 Quy chế tạm thời về chế độ làm việc của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý Ban hành kèm theo Quyết định 296/QĐ-VKSTC năm 2017 thì Quy chế này quy định về nhiệm vụ, quyền hạn; nguyên tắc, chế độ làm việc và quan hệ công tác của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao khi không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao (sau đây gọi chung là Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao).
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Quy chế tạm thời về chế độ làm việc của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý Ban hành kèm theo Quyết định 296/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Trách nhiệm của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải chịu trách nhiệm cá nhân về các hoạt động sau:
a) Về việc ký các văn bản tố tụng khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với các vụ án, vụ việc cụ thể theo quy định của pháp luật tố tụng;
b) Về việc thực hiện nhiệm vụ được lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao phân công, giao hoặc ủy quyền;
c) Về ý kiến phát biểu của mình tại các phiên tòa, phiên họp của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hoặc tại các cuộc họp, hội nghị, hội thảo mà Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao được lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao cử tham dự;
d) Về ý kiến cá nhân đối với các vấn đề lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao yêu cầu góp ý;
đ) Về thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và của ngành Kiểm sát nhân dân.
...
Theo đó, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải chịu trách nhiệm cá nhân về các hoạt động được quy định cụ thể trên.
Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Hình từ Internet)
Khi được phân công, Kiểm sát viên VKSND tối cao không thể tham gia phiên tòa, phiên họp thì phải làm gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Quy chế tạm thời về chế độ làm việc của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý Ban hành kèm theo Quyết định 296/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Trách nhiệm của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao
...
2. Khi được phân công, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm tham gia đầy đủ các phiên tòa, phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên tại phiên tòa, phiên họp theo quy định của pháp luật. Trường hợp có lý do chính đáng không thể tham gia phiên tòa, phiên họp thì phải báo cáo và được sự đồng ý của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Theo quy định trên, khi được phân công, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm tham gia đầy đủ các phiên tòa, phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên tại phiên tòa, phiên họp theo quy định của pháp luật.
Trường hợp có lý do chính đáng không thể tham gia phiên tòa, phiên họp thì Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải báo cáo và được sự đồng ý của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có căn cứ cho rằng quyết định của lãnh đạo VKSND tối cao mà mình phải chấp hành là trái pháp luật thì có quyền từ chối không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 6 Quy chế tạm thời về chế độ làm việc của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý Ban hành kèm theo Quyết định 296/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Trách nhiệm của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao
...
4. Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải chấp hành quyết định của lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền từ chối thực hiện nhiệm vụ, nhưng phải báo cáo bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối với lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày được giao nhiệm vụ. Trường hợp lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao vẫn quyết định việc thi hành thì phải thể hiện bằng văn bản và Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải chấp hành, nhưng không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành.
Theo quy định trên, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải chấp hành quyết định của lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền từ chối thực hiện nhiệm vụ, nhưng phải báo cáo bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối với lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày được giao nhiệm vụ.
Trường hợp lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao vẫn quyết định việc thi hành thì phải thể hiện bằng văn bản và Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải chấp hành, nhưng không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành.
* VKSND tối cao là từ viết tắt của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?
- Tờ khai lệ phí môn bài 2025 mới nhất? Cách lập tờ khai thuế môn bài năm 2025 mới nhất ra sao?
- Mẫu đơn đăng ký giao dịch ngoại hối đối với hoạt động dầu khí đầu tư ra nước ngoài theo Nghị định 132 là mẫu nào?
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?