Kiểm soát chiếu xạ công chúng trong tình huống sự cố bức xạ, hạt nhân phải đảm bảo những vấn đề gì?
Việc kiểm soát chiếu xạ công chúng được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 19 Thông tư 19/2012/TT-BKHCN quy định như sau:
Kiểm soát chiếu xạ công chúng
Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải thiết lập và thực hiện chương trình quan trắc để đảm bảo chiếu xạ công chúng do các nguồn bức xạ của tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ được đánh giá đúng, đầy đủ và được chấp thuận bởi cơ quan quản lý nhà nước.
Đối chiếu với quy định này thì việc kiểm soát chiếu xạ công chúng được quy định như sau:
- Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải thiết lập và thực hiện chương trình quan trắc để đảm bảo chiếu xạ công chúng do các nguồn bức xạ của tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ được đánh giá đúng, đầy đủ và được chấp thuận bởi cơ quan quản lý nhà nước.
Kiểm soát chiếu xạ công chúng trong tình huống sự cố bức xạ, hạt nhân phải đảm bảo những vấn đề gì? (hình từ Internet)
Kiểm soát chiếu xạ công chúng trong tình huống sự cố bức xạ, hạt nhân phải đảm bảo những vấn đề gì?
Căn cứ Điều 23 Thông tư 19/2012/TT-BKHCN quy định như sau:
Kiểm soát chiếu xạ công chúng trong tình huống sự cố bức xạ, hạt nhân
Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ, tổ chức ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân các cấp phải bảo đảm:
1. Thực hiện các hành động bảo vệ và ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân tức thời trước khi sự chiếu xạ xảy ra. Mức liều quyết định hành động bảo vệ và ứng phó khẩn cấp trong trường hợp sự cố bức xạ, hạt nhân được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Đánh giá tính hiệu quả của các hành động được thực hiện và điều chỉnh chúng cho phù hợp.
3. So sánh liều bức xạ còn lại với mức tham chiếu (từ 20 - 100 mSv) để đưa ra mức độ ưu tiên bảo vệ đối với nhóm người có mức liều bức xạ còn lại vượt quá mức tham chiếu.
4. Đối với các cơ sở hạt nhân phải có quy hoạch vùng bảo vệ khẩn cấp (PAZ), vùng lập kế hoạch bảo vệ khẩn cấp (UPZ) dựa trên mức liều được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Chiếu theo quy định này thì việc kiểm soát chiếu xạ công chúng trong tình huống sự cố bức xạ, hạt nhân phải đảm bảo những vấn đề sau:
- Thực hiện các hành động bảo vệ và ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân tức thời trước khi sự chiếu xạ xảy ra. Mức liều quyết định hành động bảo vệ và ứng phó khẩn cấp trong trường hợp sự cố bức xạ, hạt nhân được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
- Đánh giá tính hiệu quả của các hành động được thực hiện và điều chỉnh chúng cho phù hợp.
- So sánh liều bức xạ còn lại với mức tham chiếu (từ 20 - 100 mSv) để đưa ra mức độ ưu tiên bảo vệ đối với nhóm người có mức liều bức xạ còn lại vượt quá mức tham chiếu.
- Đối với các cơ sở hạt nhân phải có quy hoạch vùng bảo vệ khẩn cấp (PAZ), vùng lập kế hoạch bảo vệ khẩn cấp (UPZ) dựa trên mức liều được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Tổ chức tiến hành báo cáo kết quả đánh giá kiểm soát chiếu xạ công chúng vào thời điểm nào?
Theo Điều 20 Thông tư 19/2012/TT-BKHCN quy định như sau:
Báo cáo kết quả đánh giá kiểm soát chiếu xạ nghề nghiệp và công chúng
1. Định kỳ hàng năm vào tháng 11 hoặc khi có yêu cầu, tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải gửi báo cáo thực trạng an toàn theo quy định tại Điều 20 Luật Năng lượng nguyên tử và báo cáo kết quả kiểm soát, bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng đến Cục An toàn bức xạ và hạt nhân. Các cơ sở vận hành thiết bị X-quang chẩn đoán y tế gửi báo cáo này đến Sở Khoa học và Công nghệ nơi cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ.
2. Báo cáo kết quả kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng gồm các nội dung sau đây:
a) Kết quả liều bức xạ nghề nghiệp cá nhân;
b) Kết quả kiểm xạ khu vực làm việc và khu vực công chúng;
c) Đánh giá những sai lệch so với bản đánh giá an toàn đã được cấp giấy phép;
d) Đánh giá những trường hợp bị chiếu quá liều (nếu có);
đ) Báo cáo những trường hợp sự cố bức xạ, hạt nhân xảy ra cũng như các trường hợp liều chiếu vượt mức điều tra.
Theo đó, định kỳ hàng năm vào tháng 11 hoặc khi có yêu cầu, tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải gửi báo cáo thực trạng an toàn theo quy định tại Điều 20 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 và báo cáo kết quả kiểm soát, bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ công chúng đến Cục An toàn bức xạ và hạt nhân.
Các cơ sở vận hành thiết bị X-quang chẩn đoán y tế gửi báo cáo này đến Sở Khoa học và Công nghệ nơi cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ.
Cũng theo quy định này, báo cáo kết quả kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ công chúng gồm các nội dung sau đây:
- Kết quả liều bức xạ nghề nghiệp cá nhân;
- Kết quả kiểm xạ khu vực làm việc và khu vực công chúng;
- Đánh giá những sai lệch so với bản đánh giá an toàn đã được cấp giấy phép;
- Đánh giá những trường hợp bị chiếu quá liều (nếu có);
- Báo cáo những trường hợp sự cố bức xạ, hạt nhân xảy ra cũng như các trường hợp liều chiếu vượt mức điều tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị định 174/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm? Xem toàn văn Nghị định 174/2024 ở đâu?
- Huân chương Lao động hạng 3 là gì? Mẫu Huân chương Lao động hạng 3? Huân chương lao động hạng 3 được thưởng bao nhiêu?
- Lỗi không bật đèn ô tô trong hầm phạt bao nhiêu 2025? Giao thông trong hầm đường bộ được quy định như thế nào?
- Âm lịch là gì? Dương lịch là gì? Âm lịch dùng để làm gì? Âm lịch phải căn cứ vào đâu trong khi tính các tuần trăng theo quy định tại Thông tư 01?
- Tải về mẫu biên bản về việc kháng cáo vụ án hình sự mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu biên bản về việc kháng cáo?