Kiểm soát không lưu trình độ cao đẳng là ngành nghề như thế nào? Học xong ngành này phải có được tối thiểu những kiến thức nào?
Kiểm soát không lưu trình độ cao đẳng là ngành nghề như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục A Phần 7 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực dịch vụ vận tải, môi trường và an ninh (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 56/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Giới thiệu chung về ngành, nghề
Kiểm soát không lưu trình độ cao đẳng là ngành nghề được thực hiện bởi các kiểm soát viên không lưu làm việc ở mặt đất, thực hiện kiểm soát hoạt động bay đối với tàu bay trên các đường hàng không, tại khu vực các sân bay và vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý từ khi tàu bay rời vị trí đỗ, lăn ra đường cất hạ cánh để khởi hành cho đến khi tàu bay hạ cánh, lăn vào vị trí đỗ tại sân bay đến; trợ giúp tổ lái trong tình huống khẩn nguy; cung cấp cho tổ lái các tin tức cần thiết để đảm bảo an toàn, hiệu quả chuyến bay; thông báo các tin tức nhận được từ tổ lái cho các cơ sở cung cấp dịch vụ điều hành bay khác có liên quan, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Để đảm bảo nền không lưu an toàn, điều hòa và hiệu quả, kiểm soát viên không lưu thường xuyên cung cấp cho tổ lái các huấn lệnh, tin tức cần thiết và khuyến cáo về độ cao bay, tốc độ bay, đường bay, các thông tin về thời tiết và các thông tin hoạt động bay liên quan khác nhằm ngăn ngừa va chạm giữa các tàu bay đang bay, giữa các tàu bay với các tàu bay hoạt động trên sân bay và giữa các tàu bay với các chướng ngại vật trên khu vực sân bay.
Kiểm soát không lưu là một nghề mang tính quốc tế nên kiểm soát viên không lưu không những phải tuân thủ mọi yêu cầu và qui định của Cục Hàng không Việt Nam mà còn phải tuân theo những khuyến cáo và thực hành của Tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế (ICAO).
Người kiểm soát không lưu phải điều hành các chuyến bay hợp lý để tạo ra hiệu quả cao nhất. Đối với các sân bay chỉ phục vụ cho mục đích dân sự, công việc đã không đơn giản thì với những sân bay sử dụng cho cả quân sự lẫn dân sự, công việc của kiểm soát viên lại càng phức tạp hơn.
Người làm nghề Kiểm soát không lưu làm việc tại các đài kiểm soát tại sân bay hay tháp chỉ huy (TWR), cơ sở kiểm soát tiếp cận (APP), cơ sở kiểm soát đường dài (ACC), bộ phận thủ tục bay, bộ phận khai thác liên lạc sóng ngắn không địa, bộ phận thông báo hiệp đồng bay của Tổng Công ty Quản lý bay, cảng hàng không, hãng hàng không...
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.325 giờ (tương đương 90 tín chỉ).
Như vậy, kiểm soát không lưu trình độ cao đẳng là ngành nghề được thực hiện bởi các kiểm soát viên không lưu làm việc ở mặt đất, thực hiện kiểm soát hoạt động bay đối với tàu bay trên các đường hàng không, tại khu vực các sân bay và vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý từ khi tàu bay rời vị trí đỗ, lăn ra đường cất hạ cánh để khởi hành cho đến khi tàu bay hạ cánh, lăn vào vị trí đỗ tại sân bay đến;
Đồng thời, trợ giúp tổ lái trong tình huống khẩn nguy; cung cấp cho tổ lái các tin tức cần thiết để đảm bảo an toàn, hiệu quả chuyến bay; thông báo các tin tức nhận được từ tổ lái cho các cơ sở cung cấp dịch vụ điều hành bay khác có liên quan, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Ngành kiểm soát không lưu (Hình từ Internet)
Sau khi tốt nghiệp ngành kiểm soát không lưu trình độ cao đẳng thì người học có được tối thiểu những kiến thức nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục A Phần 7 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 56/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kiến thức
- Giải thích được những kiến thức cơ bản về hàng không liên quan đến chuyên ngành kiểm soát không lưu: nguyên lý bay, tính năng tàu bay, sân bay, quy tắc bay, dịch vụ không lưu, dẫn đường bay, khí tượng hàng không, thông báo tin tức hàng không, an ninh hàng không, tìm kiếm cứu nạn, phương thức bay, quản lý an toàn;
- Trình bày được các phương thức mới về hệ thống dẫn đường, hệ thống thông tin liên lạc, giám sát, các phương thức bay mới được đưa vào khai thác;
- Trình bày được các kiến thức về dịch vụ kiểm soát tại sân bay, dịch vụ kiểm soát tiếp cận, dịch vụ kiểm soát đường dài, thông báo, hiệp đồng bay và thủ tục bay;
- Phân tích được các số liệu hàng không liên quan đến vị trí làm việc;
- Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác kiểm soát không lưu;
- Trình bày được phương thức không lưu hàng không dân dụng, quy chế bay trong khu vực sân bay, phương thức điều hành bay, các hình thức phân cách giữa các tàu bay, phân cách tối thiểu; Phương thức hiệp đồng (thỏa hiệp thư); Phương thức xử lý tình huống khẩn cấp;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
Như vậy, sau khi tốt nghiệp ngành kiểm soát không lưu trình độ cao đẳng thì người học có được tối thiểu những kiến thức như trên.
Người học ngành kiểm soát không lưu trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 6 Mục A Phần 7 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 56/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Kiểm soát không lưu trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.
Như vậy, người học ngành kiểm soát không lưu trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?