Kiểm soát việc sử dụng tiếng nói và chữ viết trong tố tụng hình sự được quy định ra sao? Người dịch thuật trong tố tụng hình sự có những quyền gì?
- Kiểm soát việc sử dụng tiếng nói và chữ viết trong tố tụng hình sự được quy định ra sao?
- Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự được quy định như thế nào?
- Người có thẩm quyền yêu cầu người phiên dịch, dịch thuật trong tố tụng hình sự được quy định như thế nào?
- Quyền lợi và nghĩa vụ của người dịch thuật trong tố tụng hình sự được quy định như thế nào?
Kiểm soát việc sử dụng tiếng nói và chữ viết trong tố tụng hình sự được quy định ra sao?
Kiểm soát việc sử dụng tiếng nói và chữ viết trong tố tụng hình sự được quy định ra sao? (hình từ Internet)
Căn cứ Điều 10 Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định như sau:
Kiểm sát việc dùng tiếng nói và chữ viết trong tố tụng hình sự
1. Kiểm sát viên kiểm sát chặt chẽ hành vi, tài liệu tố tụng, bảo đảm nguyên tắc tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự là tiếng Việt theo quy định tại Điều 29 Bộ luật Tố tụng hình sự.
2. Trường hợp tài liệu tố tụng không thể hiện bằng tiếng Việt hoặc người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt hoặc người tham gia tố tụng có khuyết tật nghe, nói, nhìn thì Kiểm sát viên chủ động yêu cầu Điều tra viên, Cán bộ điều tra yêu cầu cử người dịch thuật, người phiên dịch tham gia tố tụng.
Việc phiên dịch phải lập biên bản theo quy định tại Điều 178 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Chiếu theo quy định này, việc dịch thuật phải được lập thành văn bản và Kiểm sát viên là người có trách nhiệm trực tiếp trong việc kiểm sát chặt chẽ hành vi, tài liệu tố tụng, bảo đảm nguyên tắc tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự là tiếng Việt.
Trong trường hợp tài liệu tố tụng hình sự không thể hiện bằng tiếng Việt hoặc người tham gia tố tụng không nói được tiếng Việt hoặc mắc các khuyết tật liên quan đến việc nghe, nói thì có thể sử dụng người phiên dịch.
Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự được quy định như thế nào?
Tại Điều 29 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự cụ thể như sau:
Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự
Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự là tiếng Việt. Người tham gia tố tụng có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, trường hợp này phải có phiên dịch.
Chiếu theo quy định này, tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự là tiếng Việt và người tham gia tố tụng có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình nhưng phải có người phiên dịch.
Người có thẩm quyền yêu cầu người phiên dịch, dịch thuật trong tố tụng hình sự được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 70 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về việc yêu cầu người phiên dịch, dịch thuật cụ thể như sau:
Người phiên dịch, người dịch thuật
1. Người phiên dịch, người dịch thuật là người có khả năng phiên dịch, dịch thuật và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt hoặc có tài liệu tố tụng không thể hiện bằng tiếng Việt.
Theo đó cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành yêu cầu người phiên dịch trong trường hợp người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt hoặc có tài liệu tố tụng không thể hiện bằng tiếng Việt.
Quyền lợi và nghĩa vụ của người dịch thuật trong tố tụng hình sự được quy định như thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 70 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về quyền lợi của người dịch thuật trong tố tụng hình sự bao gồm:
– Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
– Đề nghị cơ quan yêu cầu bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;
– Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc phiên dịch, dịch thuật;
– Được cơ quan yêu cầu chi trả thù lao phiên dịch, dịch thuật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 70 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về nghĩa vụ của người dịch thuật trong tố tụng hình sự như sau:
Người phiên dịch, người dịch thuật
3. Người phiên dịch, người dịch thuật có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
b) Phiên dịch, dịch thuật trung thực. Nếu phiên dịch, dịch thuật gian dối thì người phiên dịch, người dịch thuật phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự;
c) Giữ bí mật điều tra mà mình biết được khi phiên dịch, dịch thuật;
d) Phải cam đoan trước cơ quan đã yêu cầu về việc thực hiện nghĩa vụ của mình.
Như vậy, người phiên dịch trong tố tụng hình sự có các trách nhiệm sau:
– Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
– Cam đoan việc phiên dịch, dịch thuật trung thực. Nếu phiên dịch, dịch thuật gian dối thì người phiên dịch, người dịch thuật phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự;
– Giữ bí mật điều tra mà mình biết được khi phiên dịch, dịch thuật;
– Phải cam đoan trước cơ quan đã yêu cầu về việc thực hiện nghĩa vụ của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?