Kiểm soát viên có hành vi vi phạm nghĩa vụ được giao thì Hội đồng thành viên VINATABA có quyền xử lý kỷ luật đối với kiểm soát viên không?
Chế độ làm việc của kiểm soát viên tại VINATAB được quy định như thế nào?
Theo Điều 33 Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 13692/QĐ-BCT năm 2015 quy định về chế độ làm việc của kiểm soát viên như sau:
Chế độ làm việc của Kiểm soát viên
1. Kiểm soát viên làm việc chuyên trách tại VINATABA.
2. Kiểm soát viên xây dựng kế hoạch công tác hàng tháng, hàng quý và hàng năm.
3. Kiểm soát viên độc lập và chủ động thực hiện các nhiệm vụ và công việc theo kế hoạch hàng năm đã được phê duyệt; đề xuất, kiến nghị thực hiện các nhiệm vụ, công việc kiểm soát khác ngoài kế hoạch khi xét thấy cần thiết.
4. Kiểm soát viên báo cáo kết quả kiểm soát trong tháng trình cơ quan đại diện chủ sở hữu.
Theo đó, kiểm soát viên là người hoạt động làm chuyên trách tại VINATABA. Kiểm soát viên được phép kiểm soát các nội dung sau tại VINATABA:
- Kiểm soát viên xây dựng kế hoạch công tác hàng tháng, hàng quý và hàng năm.
- Kiểm soát viên độc lập và chủ động thực hiện các nhiệm vụ và công việc theo kế hoạch hàng năm đã được phê duyệt; đề xuất, kiến nghị thực hiện các nhiệm vụ, công việc kiểm soát khác ngoài kế hoạch khi xét thấy cần thiết.
- Kiểm soát viên báo cáo kết quả kiểm soát trong tháng trình cơ quan đại diện chủ sở hữu.
Kiểm soát viên có hành vi vi phạm nghĩa vụ được giao thì Hội đồng thành viên VINATABA có quyền xử lý kỷ luật đối với kiểm soát viên không? (Hình từ Internet)
Kiểm soát viên có được tham gia các cuộc họp Hội đồng thành viên VINATABA hay không?
Căn cứ Điều 32 Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 13692/QĐ-BCT năm 2015 quy định về quyền của kiểm soát viên như sau:
Quyền của Kiểm soát viên
1. Tham gia các cuộc họp của Hội đồng thành viên, các cuộc tham vấn và trao đổi chính thức và không chính thức của cơ quan đại diện chủ sở hữu với Hội đồng thành viên; có quyền chất vấn Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc VINATABA về các kế hoạch, dự án hay chương trình đầu tư phát triển và các quyết định khác trong quản lý điều hành VINATABA.
2. Xem xét sổ sách kế toán, báo cáo, hợp đồng, giao dịch và tài liệu khác của công ty; kiểm tra công việc quản lý điều hành của Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc khi xét thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
3. Xem xét, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh, thực trạng tài chính của VINATABA, thực trạng vận hành và hiệu lực các quy chế quản trị nội bộ công ty.
4. Yêu cầu thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và những người quản lý khác báo cáo, cung cấp thông tin về bất cứ việc gì trong phạm vi quản lý và hoạt động đầu tư, kinh doanh của VINATABA.
5. Yêu cầu những người quản lý VINATABA báo cáo về thực trạng tài chính, thực trạng và kết quả kinh doanh của công ty con khi xét thấy cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và Điều lệ VINATABA.
6. Trường hợp phát hiện có thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc và những người quản lý khác làm trái các quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của họ hoặc có nguy cơ làm trái các quy định đó; hoặc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật, làm trái các quy định về quản lý kinh tế, trái quy định Điều lệ VINATABA hoặc các quy chế quản trị nội bộ VINATABA phải báo cáo ngay cho cơ quan đại diện chủ sở hữu VINATABA và cá nhân có liên quan.
7. Đề nghị cơ quan đại diện chủ sở hữu thành lập đơn vị thực hiện nhiệm vụ kiểm toán tham mưu và trực tiếp hỗ trợ Kiểm soát viên thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.
8. Thực hiện các quyền khác quy định tại Điều lệ công ty.
Theo quy định trên thì kiểm soát viên sẽ được tham gia các cuộc họp Hội đồng thành viên VINATABA.
Ngoài ra, kiểm soát viên còn được tham gia các cuộc tham vấn và trao đổi chính thức và không chính thức của cơ quan đại diện chủ sở hữu với Hội đồng thành viên.
Kiểm soát viên có hành vi vi phạm nghĩa vụ được giao thì Hội đồng thành viên VINATABA có quyền xử lý kỷ luật đối với kiểm soát viên không?
Căn cứ Điều 34 Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 13692/QĐ-BCT năm 2015 quy định về trách nhiệm của kiểm soát viên như sau:
Trách nhiệm của Kiểm soát viên
1. Tuân thủ pháp luật, Điều lệ VINATABA, quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu và đạo đức nghề nghiệp trong thực hiện các quyền và nghĩa vụ quy định tại Luật này và Điều lệ VINATABA.
2. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất để bảo vệ lợi ích của Nhà nước và lợi ích hợp pháp của các bên tại VINATABA.
3. Trung thành với lợi ích của Nhà nước và VINATABA; không được sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, lạm dụng địa vị, chức vụ, tài sản của VINATABA để tư lợi hoặc phục vụ cho lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
4. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
5. Trường hợp vi phạm nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này mà gây thiệt hại cho VINATABA thì Kiểm soát viên phải chịu trách nhiệm cá nhân hoặc liên đới bồi thường thiệt hại đó; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và thiệt hại còn có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.
6. Mọi thu nhập và lợi ích khác mà Kiểm soát viên trực tiếp hoặc gián tiếp có được do vi phạm nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này đều phải trả lại VINATABA.
7. Trường hợp phát hiện Kiểm soát viên vi phạm nghĩa vụ trong thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao thì Hội đồng thành viên VINATABA có nghĩa vụ báo cáo bằng văn bản đến cơ quan đại diện chủ sở hữu; yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả.
Như vậy, trong trường hợp phát hiện Kiểm soát viên vi phạm nghĩa vụ trong thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao thì Hội đồng thành viên VINATABA không có quyền xử lý kỷ luật đối với kiểm soát viên
Hội đồng thành viên VINATABA cần báo cáo bằng văn bản đến cơ quan đại diện chủ sở hữu; yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?