Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Bộ Công Thương làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước được đánh giá xếp loại chất lượng theo mấy mức độ?
- Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Bộ Công Thương làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước được đánh giá xếp loại chất lượng theo mấy mức độ?
- Nội dung đánh giá xếp loại chất lượng Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Bộ Công Thương làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước gồm những gì?
- Trình tự, thủ tục đánh giá loại chất lượng Kiểm soát viên được thực hiện như thế nào?
Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Bộ Công Thương làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước được đánh giá xếp loại chất lượng theo mấy mức độ?
Căn cứ Điều 7 Quy chế quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Công Thương là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1635/QĐ-BCT năm 2021 quy định về đánh giá, xếp loại chất lượng như sau:
Đánh giá, xếp loại chất lượng
Nội dung đánh giá, xếp loại chất lượng, trách nhiệm, thời điểm, căn cứ, trình tự, thủ tục, tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng đánh giá đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước được thực hiện hàng năm theo quy định tại Chương III Nghị định số 159/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Đồng thời, căn cứ Điều 8 Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định về sếp loại chất lượng như sau:
Xếp loại chất lượng
Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước được đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm theo 4 mức độ: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ, không hoàn thành nhiệm vụ.
Như vậy, theo quy định, kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Bộ Công Thương làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước được đánh giá xếp loại chất lượng hàng năm theo 4 mức độ:
(1) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ,
(2) Hoàn thành tốt nhiệm vụ,
(3) Hoàn thành nhiệm vụ,
(5) Không hoàn thành nhiệm vụ.
Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Bộ Công Thương làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước được đánh giá xếp loại chất lượng theo mấy mức độ? (Hình từ Internet)
Nội dung đánh giá xếp loại chất lượng Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Bộ Công Thương làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước gồm những gì?
Căn cứ Điều 7 Quy chế quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Công Thương là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1635/QĐ-BCT năm 2021 quy định về đánh giá, xếp loại chất lượng như sau:
Đánh giá, xếp loại chất lượng
Nội dung đánh giá, xếp loại chất lượng, trách nhiệm, thời điểm, căn cứ, trình tự, thủ tục, tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng đánh giá đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước được thực hiện hàng năm theo quy định tại Chương III Nghị định số 159/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Đồng thời, căn cứ Điều 12 Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định về nội dung đánh giá như sau:
Nội dung đánh giá
Nội dung đánh giá người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước bao gồm:
1. Kết quả hoạt động của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và điều lệ doanh nghiệp;
2. Kết quả công tác của cá nhân:
a) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; ý thức tổ chức kỷ luật; tác phong, lề lối làm việc;
b) Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; nội quy, quy chế của doanh nghiệp;
c) Kết quả thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác được giao trong năm;
d) Kết quả khắc phục hạn chế, yếu kém đã được chỉ ra (nếu có);
đ) Việc chấp hành, tuân thủ chỉ đạo của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
Như vậy, nội dung đánh giá xếp loại chất lượng Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Bộ Công Thương làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước bao gồm:
(1) Kết quả hoạt động của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và điều lệ doanh nghiệp;
(2) Kết quả công tác của cá nhân:
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; ý thức tổ chức kỷ luật; tác phong, lề lối làm việc;
- Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; nội quy, quy chế của doanh nghiệp;
(3) Kết quả thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác được giao trong năm;
(4) Kết quả khắc phục hạn chế, yếu kém đã được chỉ ra (nếu có);
(5) Việc chấp hành, tuân thủ chỉ đạo của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
Trình tự, thủ tục đánh giá loại chất lượng Kiểm soát viên được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 7 Quy chế quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Công Thương là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1635/QĐ-BCT năm 2021 quy định về đánh giá, xếp loại chất lượng như sau:
Đánh giá, xếp loại chất lượng
Nội dung đánh giá, xếp loại chất lượng, trách nhiệm, thời điểm, căn cứ, trình tự, thủ tục, tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng đánh giá đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước được thực hiện hàng năm theo quy định tại Chương III Nghị định số 159/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 13 Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục đánh giá như sau:
Trình tự, thủ tục đánh giá
...
d) Trên cơ sở ý kiến của cấp ủy cùng cấp, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng đối với người quản lý doanh nghiệp theo thẩm quyền hoặc báo cáo kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định.
2. Đối với Kiểm soát viên:
a) Kiểm soát viên viết bản tự nhận xét, đánh giá và tự nhận mức độ xếp loại chất lượng gửi đến cơ quan đại diện chủ sở hữu;
b) Căn cứ vào tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng quy định tại Nghị định này và nhiệm vụ được giao theo kế hoạch hàng năm, cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định mức xếp loại chất lượng đối với Kiểm soát viên.
3. Đối với người đại diện phần vốn nhà nước:
a) Người đại diện phần vốn nhà nước viết bản tự nhận xét, đánh giá theo nội dung, tiêu chí đánh giá và tự nhận mức độ xếp loại chất lượng gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu;
...
Như vậy, trình tự, thủ tục đánh giá loại chất lượng Kiểm soát viên được thực hiện như sau:
(1) Kiểm soát viên viết bản tự nhận xét, đánh giá và tự nhận mức độ xếp loại chất lượng gửi đến cơ quan đại diện chủ sở hữu;
(2) Căn cứ vào tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng và nhiệm vụ được giao theo kế hoạch hàng năm, cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định mức xếp loại chất lượng đối với Kiểm soát viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?
- Tờ khai lệ phí môn bài 2025 mới nhất? Cách lập tờ khai thuế môn bài năm 2025 mới nhất ra sao?
- Mẫu đơn đăng ký giao dịch ngoại hối đối với hoạt động dầu khí đầu tư ra nước ngoài theo Nghị định 132 là mẫu nào?
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?