Kiểm soát viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam có được đồng thời làm thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước không?
Nhiệm kỳ Kiểm soát viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam là bao nhiêu năm?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 51 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 26/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Ban kiểm soát và Kiểm soát viên
1. Ban kiểm soát gồm 03 Kiểm soát viên do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định bổ nhiệm, thành lập. Nhiệm kỳ Kiểm soát viên không quá 03 năm và có thể được bổ nhiệm lại nhưng chỉ được bổ nhiệm không quá 02 nhiệm kỳ.
2. Quyền và trách nhiệm, chế độ làm việc của Ban kiểm soát; miễn nhiệm, cách chức, tiền lương, thù lao, tiền thưởng của Kiểm soát viên và các nội dung khác có liên quan thực hiện theo quy định pháp luật về doanh nghiệp và quy định của pháp luật có liên quan.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, nhiệm kỳ Kiểm soát viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam không quá 03 năm và có thể được bổ nhiệm lại nhưng chỉ được bổ nhiệm không quá 02 nhiệm kỳ.
Kiểm soát viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam có được đồng thời làm thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước không?
Kiểm soát viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam có được đồng thời làm thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước không?
Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 52 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 26/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Tiêu chuẩn và điều kiện đối với Kiểm soát viên
1. Được đào tạo một trong các chuyên ngành về tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc; Trưởng Ban kiểm soát phải có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc liên quan đến chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh được đào tạo.
2. Không phải là người lao động của EVN.
3. Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của đối tượng sau đây:
a) Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu EVN;
b) Thành viên Hội đồng thành viên EVN;
c) Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng EVN;
d) Kiểm soát viên khác của EVN.
4. Không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác.
5. Không được đồng thời là Kiểm soát viên, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước.
6. Các tiêu chuẩn và điều kiện khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Theo đó, Kiểm soát viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam không được đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước.
Kiểm soát viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam có những quyền hạn gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 53 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 26/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Quyền, trách nhiệm của Kiểm soát viên
1. Quyền của Kiểm soát viên
a) Tham gia các cuộc họp của Hội đồng thành viên EVN, các cuộc tham vấn và trao đổi chính thức và không chính thức của cơ quan đại diện chủ sở hữu với Hội đồng thành viên EVN; có quyền chất vấn Hội đồng thành viên EVN, thành viên Hội đồng thành viên EVN và Tổng giám đốc EVN về các kế hoạch, dự án hay chương trình đầu tư phát triển và các quyết định khác trong quản lý điều hành EVN.
b) Xem xét sổ sách kế toán, báo cáo, hợp đồng, giao dịch và tài liệu khác của EVN; kiểm tra công việc quản lý điều hành của Hội đồng thành viên EVN, thành viên Hội đồng thành viên EVN, Tổng giám đốc EVN khi xét thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
c) Xem xét, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh, thực trạng tài chính của EVN, thực trạng vận hành và hiệu lực các quy chế quản trị nội bộ EVN.
d) Yêu cầu thành viên Hội đồng thành viên EVN, Tổng giám đốc EVN, Phó Tổng giám đốc EVN, Kế toán trưởng EVN và những người quản lý khác báo cáo, cung cấp thông tin về bất cứ việc gì trong phạm vi quản lý và hoạt động đầu tư, kinh doanh của EVN.
đ) Yêu cầu những người quản lý EVN báo cáo về thực trạng tài chính, thực trạng và kết quả kinh doanh của công ty con khi xét thấy cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.
e) Trường hợp phát hiện có thành viên Hội đồng thành viên EVN, Tổng giám đốc EVN và những người quản lý khác làm trái các quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của họ hoặc có nguy cơ làm trái các quy định đó; hoặc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật, làm trái các quy định về quản lý kinh tế, trái quy định Điều lệ này hoặc các quy chế quản trị nội bộ EVN phải báo cáo ngay cho cơ quan đại diện chủ sở hữu EVN, các thành viên khác của Ban kiểm soát và cá nhân có liên quan.
g) Đề nghị cơ quan đại diện chủ sở hữu thành lập đơn vị thực hiện nhiệm vụ kiểm toán tham mưu và trực tiếp hỗ trợ Ban kiểm soát thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.
h) Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan và Điều lệ này.
...
Như vậy, Kiểm soát viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam có những quyền hạn nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?