Kiểm toán Bộ Quốc phòng là ai? Kiểm toán Bộ Quốc phòng có những quyền hạn vá trách nhiệm như thế nào?

Tôi có thắc mắc là Kiểm toán Bộ Quốc phòng là ai? Kiểm toán Bộ Quốc phòng có những quyền hạn vá trách nhiệm như thế nào? Mong nhận được giải đáp từ ban tư vấn. - câu hỏi của anh Minh Tuấn (Tiền Giang).

Kiểm toán Bộ Quốc phòng là ai?

Theo khoản 2 Điều 3 Quy chế kiểm toán nội bộ của Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Quyết định 1607/QĐ-BQP năm 2022 quy định như sau:

2. Kiểm toán Bộ Quốc phòng là cơ quan thực hiện kiểm toán nội bộ của Bộ Quốc phòng.

Căn cứ trên quy định Kiểm toán Bộ Quốc phòng là cơ quan thực hiện kiểm toán nội bộ của Bộ Quốc phòng.

Kiểm toán Bộ Quốc phòng có những quyền hạn như thế nào?

Theo Điều 11 Quy chế kiểm toán nội bộ của Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Quyết định 1607/QĐ-BQP năm 2022 quy định như sau:

Quyền hạn của Kiểm toán Bộ Quốc phòng
1. Chủ động thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch kiểm toán nội bộ đã được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt.
2. Được yêu cầu bảo đảm nguồn lực cần thiết để thực hiện nhiệm vụ.
3. Được cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, tài liệu, hồ sơ cần thiết như việc lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách, kế toán và quyết toán ngân sách của các đơn vị để phục vụ công tác lập kế hoạch, thực hiện kiểm toán nội bộ.
4. Được tiếp cận, xem xét tất cả các quy trình nghiệp vụ, tài sản của đơn vị được kiểm toán khi thực hiện kiểm toán nội bộ.
5. Được tiếp cận, phỏng vấn tất cả cán bộ, nhân viên của đơn vị được kiểm toán về các vấn đề liên quan đến nội dung kiểm toán.
6. Được nhận thông tin, tài liệu, văn bản, biên bản họp của Thủ trưởng Bộ Quốc phòng và các cơ quan chức năng khác có liên quan đến hoạt động được kiểm toán theo kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm.
7. Được theo dõi, giám sát và đánh giá các hoạt động sửa chữa, khắc phục của đơn vị theo kiến nghị của Kiểm toán Bộ Quốc phòng đã được phê duyệt.
8. Được bảo vệ trước hành động bất hợp tác của đơn vị được kiểm toán.
9. Được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực cho người làm công tác kiểm toán.

Theo quy định nêu trên thì Kiểm toán Bộ Quốc phòng có những quyền hạn gồm:

- Chủ động thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch kiểm toán nội bộ đã được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt.

- Được yêu cầu bảo đảm nguồn lực cần thiết để thực hiện nhiệm vụ.

- Được cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, tài liệu, hồ sơ cần thiết như việc lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách, kế toán và quyết toán ngân sách của các đơn vị để phục vụ công tác lập kế hoạch, thực hiện kiểm toán nội bộ.

- Được tiếp cận, xem xét tất cả các quy trình nghiệp vụ, tài sản của đơn vị được kiểm toán khi thực hiện kiểm toán nội bộ.

- Được tiếp cận, phỏng vấn tất cả cán bộ, nhân viên của đơn vị được kiểm toán về các vấn đề liên quan đến nội dung kiểm toán.

- Được nhận thông tin, tài liệu, văn bản, biên bản họp của Thủ trưởng Bộ Quốc phòng và các cơ quan chức năng khác có liên quan đến hoạt động được kiểm toán theo kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm.

- Được theo dõi, giám sát và đánh giá các hoạt động sửa chữa, khắc phục của đơn vị theo kiến nghị của Kiểm toán Bộ Quốc phòng đã được phê duyệt.

- Được bảo vệ trước hành động bất hợp tác của đơn vị được kiểm toán.

- Được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực cho người làm công tác kiểm toán.

Kiểm toán Bộ Quốc phòng

Kiểm toán Bộ Quốc phòng (Hình từ Internet)

Trách nhiệm của Kiểm toán Bộ Quốc phòng được quy định thế nào?

Theo Điều 12 Quy chế kiểm toán nội bộ của Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Quyết định 1607/QĐ-BQP năm 2022 quy định như sau:

Trách nhiệm của Kiểm toán Bộ Quốc phòng
1. Bảo mật tài liệu, thông tin theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và quy định của Bộ Quốc phòng.
2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về kết quả kiểm toán nội bộ, những đánh giá, kết luận và kiến nghị trong báo cáo kiểm toán nội bộ.
3. Kịp thời theo dõi, đôn đốc, kiểm tra kết quả thực hiện của đơn vị theo kiến nghị của Kiểm toán Bộ Quốc phòng đã được phê duyệt.
4. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng liên tục nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho người làm công tác kiểm toán.
5. Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật và quy định của Bộ Quốc phòng.

Theo quy định nêu trên thì Kiểm toán Bộ Quốc phòng có trách nhiệm:

- Bảo mật tài liệu, thông tin theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và quy định của Bộ Quốc phòng.

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về kết quả kiểm toán nội bộ, những đánh giá, kết luận và kiến nghị trong báo cáo kiểm toán nội bộ.

- Kịp thời theo dõi, đôn đốc, kiểm tra kết quả thực hiện của đơn vị theo kiến nghị của Kiểm toán Bộ Quốc phòng đã được phê duyệt.

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng liên tục nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho người làm công tác kiểm toán.

- Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật và quy định của Bộ Quốc phòng.

Kiểm toán Bộ Quốc phòng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Kiểm toán Bộ Quốc phòng là ai? Kiểm toán Bộ Quốc phòng có những quyền hạn vá trách nhiệm như thế nào?
Pháp luật
Ai là người được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm và giao phụ trách hoạt động của Kiểm toán Bộ Quốc phòng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kiểm toán Bộ Quốc phòng
3,623 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kiểm toán Bộ Quốc phòng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kiểm toán Bộ Quốc phòng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào