Kiểm toán viên hành nghề kiểm toán phải đáp ứng điều kiện nào? Công chức Nhà nước có được hành nghề kiểm toán hay không?
Kiểm toán viên là người như thế nào?
Theo khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Luật Kiểm toán độc lập 2011 định nghĩa về kiểm toán viên và kiểm toán viên hành nghề như sau:
"Điều 5. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2. Kiểm toán viên là người được cấp chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của pháp luật hoặc người có chứng chỉ của nước ngoài được Bộ Tài chính công nhận và đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật Việt Nam.
3. Kiểm toán viên hành nghề là kiểm toán viên đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán."
Như vậy, kiểm toán viên là người đã được cấp chứng chỉ kiểm toán. Trường hợp kiểm toán viên được cấp Giấy chứng nhận hành nghề kiểm toán thì được xem là kiểm toán viên hành nghề.
>>> Xem thêm: Bảng lương công chức, viên chức mới nhất hiện nay Tải
Kiểm toán viên hành nghề kiểm toán
Kiểm toán viên hành nghề kiểm toán phải đáp ứng điều kiện nào?
Trước tiên, muốn trở thành kiểm toán viên phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 14 Luật Kiểm toán độc lập 2011 như sau:
- Kiểm toán viên phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
+ Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;
+ Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc chuyên ngành khác theo quy định của Bộ Tài chính;
+ Có Chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của Bộ Tài chính.
- Trường hợp người có chứng chỉ của nước ngoài được Bộ Tài chính công nhận, đạt kỳ thi sát hạch bằng tiếng Việt về pháp luật Việt Nam và có đủ các tiêu chuẩn quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này thì được công nhận là kiểm toán viên.
Khi đã được cấp chứng chỉ kiểm toán viên và trở thành kiểm toán viên, kiểm toán viên muốn hành nghề kiểm toán phải đáp ứng điều kiện đăng ký hành nghề kiểm toán theo Điều 3 Thông tư 202/2012/TT-BTC và thực hiện thủ tục đăng ký hành nghề kế toán thực hiện theo Công văn 2938/BTC-CĐKT năm 2013, cụ thể như sau:
* Điều kiện đăng ký hành nghề kiểm toán
- Điều kiện đăng ký hành nghề kiểm toán:
+ Là kiểm toán viên;
+ Có thời gian thực tế làm kiểm toán từ đủ ba mươi sáu (36) tháng trở lên theo quy định tại khoản 4 Điều này;
+ Đủ giờ cập nhật kiến thức theo quy định của Bộ Tài chính.
- Kiểm toán viên bảo đảm quy định tại khoản 1 Điều này và có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán theo quy định tại khoản 3 Điều này thì được đăng ký hành nghề kiểm toán.
- Kiểm toán viên được coi là có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán khi:
+ Hợp đồng lao động ký kết giữa kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải bảo đảm các yếu tố theo quy định của Bộ Luật lao động 2019;
+ Thời gian làm việc quy định trong hợp đồng và thời gian thực tế làm việc hàng ngày, hàng tuần của kiểm toán viên bảo đảm đúng và phù hợp với thời gian làm việc hàng ngày, hàng tuần của doanh nghiệp kiểm toán nơi kiểm toán viên đăng ký hành nghề;
+ Không đồng thời làm đại diện theo pháp luật, giám đốc (tổng giám đốc), chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán), nhân viên kế toán, kiểm toán nội bộ hoặc các chức danh khác tại đơn vị, tổ chức khác trong thời gian thực tế làm việc hàng ngày, hàng tuần tại doanh nghiệp kiểm toán theo quy định tại điểm b khoản này.
- Xác định thời gian thực tế làm kiểm toán:
+ Thời gian thực tế làm kiểm toán được tính là thời gian đã làm kiểm toán tại doanh nghiệp kiểm toán theo hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian;
+ Thời gian thực tế làm kiểm toán được tính cộng dồn trong khoảng thời gian kể từ khi được cấp bằng tốt nghiệp đại học đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán theo nguyên tắc tròn tháng;
+ Thời gian thực tế làm kiểm toán phải có xác nhận của người đại diện theo pháp luật hoặc người được uỷ quyền của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán nơi kiểm toán viên đã thực tế làm việc. Trường hợp doanh nghiệp kiểm toán nơi kiểm toán viên làm việc đã giải thể, phá sản, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức sở hữu thì phải có xác nhận của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán phù hợp với thời gian mà kiểm toán viên đã làm việc tại doanh nghiệp kiểm toán đó. Trường hợp người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán thời điểm đó đã không còn hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán độc lập thì phải có Bản giải trình kèm theo các tài liệu chứng minh về thời gian thực tế làm kiểm toán như bản sao sổ bảo hiểm xã hội, bản sao hợp đồng lao động.
* Về hồ sơ đăng ký hành nghề
- Hồ sơ đăng ký hành nghề kiểm toán thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư 202/2012/TT-BTC, trong đó lưu ý một số vấn đề sau:
+ Kê khai giờ cập nhật kiến thức trong Đơn đăng ký hành nghề kiểm toán
+ Về Phiếu lý lịch tư pháp
Bộ Tư pháp đã có quy định về hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp tại Thông tư 13/2011/TT-BTP và thủ tục cung cấp dịch vụ công (lý lịch tư pháp) trên trang web của Bộ Tư pháp, đề nghị các kiểm toán viên nghiên cứu để thực hiện theo quy định tại văn bản này.
+ Về Giấy phép lao động tại Việt Nam của kiểm toán viên là người nước ngoài:
Chính phủ đã ban hành Nghị định 34/2008/NĐ-CP và Nghị định 46/2011/NĐ-CP. Theo đó, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư 31/2011/TT-BLĐTBXH và Nghị định 34/2008/NĐ-CP, đề nghị các kiểm toán viên là người nước ngoài nghiên cứu để thực hiện theo quy định tại các văn bản này.
* Về thời gian tiếp nhận hồ sơ
- Đối với các kiểm toán viên hành nghề chưa được Bộ Tài chính xác nhận danh sách đăng ký hành nghề trong năm 2013 sẽ thực hiện đăng ký hành nghề theo quy định tại Thông tư 202/2012/TT-BTC.
- Đối với các kiểm toán viên hành nghề đã được Bộ Tài chính xác nhận danh sách đăng ký hành nghề trong năm 2013 thì Bộ Tài chính bắt đầu tiếp nhận hồ sơ đăng ký hành nghề kể từ ngày 01/5/2013.
* Việc cấp và sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán được quy định tại Điều 7 Thông tư 202/2012/TT-BTC:
- Kiểm toán viên hành nghề bảo đảm quy định tại Điều 3, nộp đủ hồ sơ, đúng trình tự theo quy định được Bộ Tài chính xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán.
- Chỉ các kiểm toán viên hành nghề được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán mới được ký tên trên báo cáo kiểm toán và báo cáo kết quả công tác soát xét.
- Kiểm toán viên hành nghề phải ghi rõ số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán trên báo cáo kiểm toán và báo cáo kết quả công tác soát xét.
- Kiểm toán viên hành nghề không được ký báo cáo kiểm toán và báo cáo kết quả công tác soát xét khi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán hết hiệu lực hoặc không còn giá trị.
Căn cứ quy định trên, kiểm toán viên đã được cấp chứng chỉ kiểm toán viên và đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định nếu muốn hành nghề kiểm toán phải thực hiện thủ tục đăng ký hành nghề đồng thời phải đáp ứng điều kiện đăng ký theo quy định. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán được cấp cho kiểm toán viên bảo đảm quy định tại Điều 3 Thông tư 202/2012/TT-BTC và nộp đủ hồ sơ, đúng trình tự theo quy định
Công chức Nhà nước có được hành nghề kiểm toán hay không?
Theo Điều 16 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định về những đối tượng không được hành nghề kiểm toán như sau:
-. Cán bộ, công chức, viên chức.
- Người đang bị cấm hành nghề kiểm toán theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án một trong các tội về kinh tế, chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở chữa bệnh, đưa vào cơ sở giáo dục.
- Người có tiền án về tội kinh tế từ nghiêm trọng trở lên.
- Người có hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán, kiểm toán và quản lý kinh tế bị xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn một năm, kể từ ngày có quyết định xử phạt.
- Người bị đình chỉ hành nghề kiểm toán.
Như vậy, trường hợp là công chức Nhà nước thì không được hành nghề kiểm toán.
Tải về mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?
- Tải về mẫu bảng chi tiêu gia đình hàng tháng? Thu nhập một tháng bao nhiêu được coi là gia đình thuộc hộ nghèo?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi Thông tư 02 2022 quy định đến ngành đào tạo trình độ đại học thạc sĩ tiến sĩ?
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?