Kiểm tra các vị trí giám sát trạng thái đối với bình chịu áp lực được sử dụng trong các nhà máy lọc hóa dầu như thế nào?
- Các vị trí giám sát trạng thái trên các bình chịu áp lực được sử dụng trong các nhà máy lọc hóa dầu cần đảm bảo những yêu cầu chung gì?
- Kiểm tra các vị trí giám sát trạng thái đối với bình chịu áp lực được sử dụng trong các nhà máy lọc hóa dầu như thế nào?
- Khi quyết định về loại, số lượng và vị trí của các vị trí giám sát trạng thái đối với bình chịu áp lực được sử dụng trong các nhà máy lọc hóa dầu cần xem xét những yếu tố gì?
Các vị trí giám sát trạng thái trên các bình chịu áp lực được sử dụng trong các nhà máy lọc hóa dầu cần đảm bảo những yêu cầu chung gì?
Căn cứ theo tiết 11.1 tiểu mục 11 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 13:2021/BCT quy định về các vị trí giám sát trạng thái (CML) đối với bình chịu áp lực như sau:
QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
...
11. Các vị trí giám sát trạng thái (CML)
11.1. Yêu cầu chung
Các CML là các vị trí được chỉ định trên các bình chịu áp lực, nơi kiểm tra định kỳ được tiến hành để theo đối sự hiện diện và mức độ hư hỏng. Loại và vị trí CML được chọn phải xem xét khả năng ăn mòn cục bộ và hư hỏng cụ thể theo lưu chất theo Điếu 9 và Mục 5.4 API 510. Ví dụ về các loại CML khác nhau bao gồm các vị trí đo chiều dày, vị trí để kiểm tra vết nứt ăn mòn ứng suất và vị trí kiểm tra tấn công hydro ở nhiệt độ cao.
...
CML là từ viết tắt của vị trí giám sát trạng thái. Khu vực được chỉ định trên bình chịu áp lực được tiến hành kiểm tra bên ngoài định kỳ để trực tiếp đánh giá tình trạng của bình chịu áp lực. CML có thể là một hoặc nhiều điểm kiểm tra và sử dụng nhiều kỹ thuật kiểm tra dựa trên cơ chế dự đoán hư hỏng để đưa ra xác suất phát hiện cao nhất theo tiết 3.1 tiểu mục 3 Mục I Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 13:2021/BCT quy định.
Theo đó, các vị trí giám sát trạng thái (CML) là các vị trí được chỉ định trên các bình chịu áp lực, nơi kiểm tra định kỳ được tiến hành để theo đối sự hiện diện và mức độ hư hỏng.
Loại và vị trí CML được chọn phải xem xét khả năng ăn mòn cục bộ và hư hỏng cụ thể theo lưu chất theo Điều 9 và Mục 5.4 API 510. Ví dụ về các loại CML khác nhau bao gồm các vị trí đo chiều dày, vị trí để kiểm tra vết nứt ăn mòn ứng suất và vị trí kiểm tra tấn công hydro ở nhiệt độ cao
Vị trí giám sát trạng thái trên các bình chịu áp lực được sử dụng trong các nhà máy lọc hóa dầu (Hình từ Internet)
Kiểm tra các vị trí giám sát trạng thái đối với bình chịu áp lực được sử dụng trong các nhà máy lọc hóa dầu như thế nào?
Căn cứ theo tiết 11.2 tiểu mục 11 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 13:2021/BCT quy định về các vị trí giám sát trạng thái (CML) đối với bình chịu áp lực như sau:
QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
...
11. Các vị trí giám sát trạng thái (CML)
...
11.2. Kiểm tra CML
11.2.1. Mỗi bình chịu áp lực phải được giám sát bằng cách tiến hành một số lần kiểm tra đại diện tại CML để đáp ứng các yêu cầu kiểm tra bên trong hoặc kiểm tra trong trạng thái hoạt động. Tốc độ ăn mòn, tuổi thọ còn lại và khoảng thời gian kiểm tra tiếp theo cần được tính toán. Các CML có tỷ lệ ăn mòn cao nhất và tuổi thọ ít nhất sẽ là một phần của các CML được đưa vào kiểm tra theo kế hoạch tiếp theo.
11.2.2. Các bình chịu áp lực có rủi ro cao nếu có sự cố xảy ra, chịu tốc độ ăn mòn cao hơn, chịu ăn mòn cục bộ và tỷ lệ hư hỏng cao từ các cơ cấu khác sẽ có nhiều CML và được theo dõi thường xuyên hơn. Tốc độ ăn mòn phải được xác định từ các phép đo liên tiếp và khoảng thời gian kiểm tra tiếp theo được thiết lập phù hợp.
11.2.3. Chiều dày tối thiểu tại các CML có thể được xác định bằng các phép đo siêu âm hoặc phương pháp phù hợp.
11.2.4. Chiều dày còn lại nhỏ nhất hoặc trung bình của một số lần đo thực hiện trong khu vực của điểm kiểm tra phải được ghi lại và sử dụng để tính tốc độ ăn mòn.
11.2.5. CML và điểm kiểm tra phải được lưu hồ sơ thường xuyên để thực hiện đo trong các lần tiếp theo nhằm giúp tăng độ chính xác về tình trạng ăn mòn kim loại.
Việc kiểm tra các vị trí giám sát trạng thái đối với bình chịu áp lực được sử dụng trong các nhà máy lọc hóa dầu thực hiện theo quy định cụ thể trên. Trong đó, mỗi bình chịu áp lực phải được giám sát bằng cách tiến hành một số lần kiểm tra đại diện tại CML để đáp ứng các yêu cầu kiểm tra bên trong hoặc kiểm tra trong trạng thái hoạt động.
Khi quyết định về loại, số lượng và vị trí của các vị trí giám sát trạng thái đối với bình chịu áp lực được sử dụng trong các nhà máy lọc hóa dầu cần xem xét những yếu tố gì?
Căn cứ theo tiết 11.3 tiểu mục 11 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 13:2021/BCT quy định về các vị trí giám sát trạng thái (CML) đối với bình chịu áp lực như sau:
QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
...
11. Các vị trí giám sát trạng thái (CML)
...
11.3. Lựa chọn và vị trí CML
11.3.1. Quyết định về loại, số lượng và vị trí của CML cần xem xét kết quả từ các lần kiểm tra trước, dạng ăn mòn và hư hỏng dự kiến và hậu quả tiềm tàng của việc mất khả năng chứa. CML phải được phân bố phù hợp trên bình để cung cấp phạm vi giám sát đầy đủ của các thành phần chính và các ống nối.
11.3.1.1. Cần chọn thêm CML cho các bình chịu áp lực có bất kỳ đặc điểm nào sau đây:
a) Khả năng cao tạo ra tình huống khẩn cấp về an toàn hoặc môi trường ngay lập tức trong trường hợp rò rỉ, trừ khi tốc độ ăn mòn bên trong được biết là tương đối thấp và đồng đều.
b) Tốc độ ăn mòn dự kiến hoặc theo kinh nghiệm là cao.
c) Khả năng cao về ăn mòn cục bộ.
11.3.1.2. Số lượng CML ít hơn có thể được chọn cho các bình chịu áp lực với bất kỳ ba đặc điểm sau đây:
a) Khả năng thấp tạo ra tình huống khẩn cấp về an toàn hoặc môi trường trong trường hợp rò rỉ.
b) Môi chất tương đối không ăn mòn.
c) Tỷ lệ ăn mòn nhìn chung là đồng đều.
11.3.2. Có thể loại bỏ hoặc giảm số lượng các CML khi khả năng xảy ra và hậu quả sự cố được đánh giá là thấp, cần tham vấn ý kiến chuyên gia đánh giá ăn mòn trong trường hợp này.
Như vậy, quyết định về loại, số lượng và vị trí của CML cần xem xét kết quả từ các lần kiểm tra trước, dạng ăn mòn và hư hỏng dự kiến và hậu quả tiềm tàng của việc mất khả năng chứa. CML phải được phân bố phù hợp trên bình để cung cấp phạm vi giám sát đầy đủ của các thành phần chính và các ống nối.
Lưu ý, Quy chuẩn này không áp dụng đối với:
- Bình chịu áp lực được nêu tại Phụ lục A Tiêu chuẩn API 510.
- Bình chịu áp lực thuộc các phương tiện vận chuyển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?