Kiểm tra chuyên ngành đất đai dựa trên căn cứ nào? Hình thức kiểm tra chuyên ngành đất đai là hình thức nào?
Kiểm tra chuyên ngành đất đai dựa trên căn cứ nào?
Căn cứ theo Điều 103 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Căn cứ, thẩm quyền, trách nhiệm, nội dung và hình thức kiểm tra chuyên ngành đất đai
1. Căn cứ kiểm tra
a) Kế hoạch kiểm tra định kỳ hằng năm;
b) Chỉ đạo của cơ quan, người có thẩm quyền quản lý nhà nước về đất đai;
c) Thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân hoặc trên phương tiện thông tin đại chúng về các vi phạm pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai;
d) Khi phát hiện có hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức trong quản lý đất đai khi thi hành công vụ.
2. Thẩm quyền ban hành kế hoạch kiểm tra, quyết định kiểm tra và trách nhiệm thực hiện
a) Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng cơ quan có chức năng quản lý chuyên ngành về đất đai trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kế hoạch kiểm tra, quyết định kiểm tra đối với lĩnh vực đất đai trên phạm vi cả nước.
Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng cơ quan có chức năng quản lý đất đai trực thuộc Ủy ban nhân dân các cấp ban hành kế hoạch kiểm tra, quyết định kiểm tra đối với lĩnh vực đất đai trên phạm vi địa bàn quản lý;
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường và cơ quan có chức năng quản lý chuyên ngành về đất đai trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường; cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ, công chức, viên chức thực hiện chức năng quản lý đất đai chịu trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra chuyên ngành đất đai;
...
Như vậy, kiểm tra chuyên ngành đất đai dựa trên căn cứ sau đây:
- Kế hoạch kiểm tra định kỳ hằng năm;
- Chỉ đạo của cơ quan, người có thẩm quyền quản lý nhà nước về đất đai;
- Thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân hoặc trên phương tiện thông tin đại chúng về các vi phạm pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai;
- Khi phát hiện có hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức trong quản lý đất đai khi thi hành công vụ.
Kiểm tra chuyên ngành đất đai dựa trên căn cứ nào? (hình từ internet)
Hình thức kiểm tra chuyên ngành đất đai là hình thức nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 103 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Căn cứ, thẩm quyền, trách nhiệm, nội dung và hình thức kiểm tra chuyên ngành đất đai
...
3. Hình thức, phương pháp kiểm tra
a) Việc kiểm tra chuyên ngành đất đai thực hiện theo kế hoạch hằng năm hoặc đột xuất; được thực hiện bằng hình thức thành lập Đoàn kiểm tra hoặc văn bản cử Tổ kiểm tra, cử người được giao nhiệm vụ kiểm tra;
b) Kế hoạch kiểm tra ban hành trước ngày 31 tháng 12 của năm trước để thực hiện hoạt động kiểm tra định kỳ; quyết định, văn bản kiểm tra đột xuất khi có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này. Kế hoạch kiểm tra hằng năm phải bảo đảm không trùng lặp về nội dung, đối tượng, phạm vi với kế hoạch thanh tra đất đai;
c) Việc tổ chức kiểm tra được thực hiện bằng nhiều hình thức, gồm: tổ chức kiểm tra tại địa điểm kiểm tra hoặc gửi hồ sơ tới cơ quan thực hiện kiểm tra hoặc tổ chức họp trực tuyến về nội dung kiểm tra hoặc hình thức khác (nếu có).
...
Như vậy, hình thức kiểm tra chuyên ngành đất đai là thực hiện bằng hình thức thành lập Đoàn kiểm tra hoặc văn bản cử Tổ kiểm tra, cử người được giao nhiệm vụ kiểm tra.
Theo đó, việc tổ chức kiểm tra được thực hiện bằng nhiều hình thức, gồm: tổ chức kiểm tra tại địa điểm kiểm tra hoặc gửi hồ sơ tới cơ quan thực hiện kiểm tra hoặc tổ chức họp trực tuyến về nội dung kiểm tra hoặc hình thức khác (nếu có).
Kinh phí kiểm tra chuyên ngành đất đai được bố trí từ nguồn nào?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 103 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Căn cứ, thẩm quyền, trách nhiệm, nội dung và hình thức kiểm tra chuyên ngành đất đai
...
6. Trách nhiệm báo cáo kết quả kiểm tra và thẩm quyền ban hành Thông báo kết luận kiểm tra
a) Trưởng đoàn kiểm tra, Tổ trưởng tổ kiểm tra, người được giao nhiệm vụ kiểm tra có trách nhiệm báo cáo kết quả kiểm tra;
b) Người có thẩm quyền quyết định kiểm tra theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này có trách nhiệm ban hành Thông báo kết luận kiểm tra hoặc ủy quyền cho Trưởng đoàn kiểm tra ban hành.
7. Kinh phí kiểm tra được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước. Việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí kiểm tra được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
8. Người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này chỉ đạo xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện kiểm tra chuyên ngành đất đai theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của đơn vị.
Như vậy, kinh phí kiểm tra chuyên ngành đất đai được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước. Việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí kiểm tra được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công ty chứng khoán sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán cho chính mình có bị đình chỉ hoạt động kinh doanh chứng khoán không?
- Cá nhân lợi dụng mạng xã hội để chia sẻ thông tin sai sự thật xúc phạm danh dự người khác bị xử phạt bao nhiêu?
- Mẫu Phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức thuộc Bộ Tài chính mới nhất theo Quyết định 2188?
- Ngày 12 12 xin nghỉ thế nào để được nghỉ hưởng lương? Ngoài việc chấp hành nội quy lao động, người lao động còn phải tuân thủ điều gì?
- Mẫu tờ trình đề nghị thưởng đột xuất cho cán bộ công chức viên chức trong danh sách trả lương của Bộ Nội vụ?