Kiểm tra nhà nước về đo lường đối với chuẩn đo lường gồm những nội dung gì? Trình tự, thủ tục kiểm tra như thế nào?
Kiểm tra nhà nước về đo lường đối với chuẩn đo lường gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 43 Luật Đo lường 2011 quy định về nội dung kiểm tra nhà nước về đo lường như sau:
Nội dung kiểm tra nhà nước về đo lường
1. Nội dung kiểm tra nhà nước về đo lường đối với chuẩn đo lường bao gồm:
a) Kiểm tra sự phù hợp của chuẩn đo lường với yêu cầu quy định tại Điều 11 của Luật này;
b) Kiểm tra sự phù hợp của chuẩn đo lường với yêu cầu về đo lường đối với chuẩn đo lường tương ứng quy định tại các điều 12, 14 và 15 của Luật này.
2. Nội dung kiểm tra nhà nước về đo lường đối với phương tiện đo bao gồm:
a) Kiểm tra sự phù hợp của việc thể hiện đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này;
b) Kiểm tra sự phù hợp của các bộ phận, chi tiết của phương tiện đo nhóm 2 với mẫu đã được phê duyệt.
c) Kiểm tra sự phù hợp của phương tiện đo với yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này.
d) Kiểm tra đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo theo quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật này;
đ) Kiểm tra sự phù hợp của phương tiện đo với điều kiện về bảo quản, lưu giữ, sử dụng;
e) Kiểm tra sự phù hợp của phương tiện đo với yêu cầu về đo lường đối với phương tiện đo tương ứng quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này.
3. Nội dung kiểm tra nhà nước về đo lường đối với phép đo bao gồm:
a) Kiểm tra, xác định sự phù hợp của phương tiện đo, phương pháp đo đã sử dụng và các điều kiện đo với yêu cầu kỹ thuật đo lường;
b) Kiểm tra sai số của kết quả đo với giới hạn sai số cho phép theo yêu cầu kỹ thuật đo lường.
...
Theo quy định trên, nội dung kiểm tra nhà nước về đo lường đối với chuẩn đo lường bao gồm:
- Kiểm tra sự phù hợp của chuẩn đo lường với yêu cầu quy định tại Điều 11 Luật Đo lường 2011, cụ thể:
Yêu cầu cơ bản đối với chuẩn đo lường
1. Yêu cầu kỹ thuật đo lường cơ bản của chuẩn đo lường phải được thể hiện trên chuẩn đo lường hoặc ghi trên nhãn hàng hóa hoặc tài liệu kèm theo.
2. Đặc tính kỹ thuật đo lường của chuẩn đo lường phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường đã được tổ chức, cá nhân công bố hoặc được cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền quy định áp dụng.
- Kiểm tra sự phù hợp của chuẩn đo lường với yêu cầu về đo lường đối với chuẩn đo lường tương ứng quy định tại các điều sau:
+ Điều 12 Luật Đo lường 2011 về yêu cầu đối với chuẩn quốc gia;
+ Điều 14 Luật Đo lường 2011 về yêu cầu đối với chuẩn chính, chuẩn công tác;
+ Và Điều 15 Luật Đo lường 2011 quy định về yêu cầu đối với chất chuẩn.
Kiểm tra nhà nước về đo lường đối với chuẩn đo lường (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về đo lường đối với chuẩn đo lường như thế nào?
Theo Điều 44 Luật Đo lường 2011 quy định về trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về đo lường như sau:
Trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về đo lường
1. Xuất trình quyết định kiểm tra trước khi tiến hành kiểm tra. Trường hợp quyết định kiểm tra cho phép thì thực hiện lấy mẫu để kiểm tra trước khi xuất trình quyết định kiểm tra.
2. Tiến hành kiểm tra theo nội dung của quyết định kiểm tra.
3. Lập biên bản kiểm tra.
4. Xử lý kết quả kiểm tra theo quy định tại Điều 48 của Luật này.
5. Báo cáo cơ quan ra quyết định kiểm tra nhà nước về đo lường.
Theo đó, trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về đo lường đối với chuẩn đo lường thực hiện như sau:
- Xuất trình quyết định kiểm tra trước khi tiến hành kiểm tra. Trường hợp quyết định kiểm tra cho phép thì thực hiện lấy mẫu để kiểm tra trước khi xuất trình quyết định kiểm tra.
- Tiến hành kiểm tra theo nội dung của quyết định kiểm tra.
- Lập biên bản kiểm tra.
- Xử lý kết quả kiểm tra theo quy định tại Điều 48 của Luật này.
- Báo cáo cơ quan ra quyết định kiểm tra nhà nước về đo lường.
Kiểm tra nhà nước về đo lường đối với chuẩn đo lường bằng những hình thức gì?
Căn cứ theo Điều 45 Luật Đo lường 2011 quy định về hình thức kiểm tra nhà nước về đo lường như sau:
Hình thức kiểm tra nhà nước về đo lường
1. Kiểm tra được tiến hành theo chương trình, kế hoạch đã được cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền phê duyệt.
2. Kiểm tra đột xuất được tiến hành khi giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về đo lường hoặc khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo quy định trên, kiểm tra nhà nước về đo lường đối với chuẩn đo lường bằng những hình thức sau:
- Kiểm tra được tiến hành theo chương trình, kế hoạch đã được cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền phê duyệt.
- Kiểm tra đột xuất được tiến hành khi giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về đo lường hoặc khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?
- 15 thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân theo Nghị định 154/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Lời chúc ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 2024? Lời chúc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam?
- Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- 04 báo cáo lao động doanh nghiệp phải nộp trước khi kết thúc năm? Mẫu báo cáo lao động mới nhất?