Kiểm tra sau thông quan là kiểm tra những giấy tờ, tài liệu nào? Người khai hải quan có được yêu cầu xuất trình quyết định kiểm tra?
Kiểm tra sau thông quan là kiểm tra những giấy tờ, tài liệu nào?
Kiểm tra sau thông quan được quy định tại Điều 77 Luật Hải quan 2014 như sau:
Kiểm tra sau thông quan
1. Kiểm tra sau thông quan là hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan đối với hồ sơ hải quan, sổ kế toán, chứng từ kế toán và các chứng từ khác, tài liệu, dữ liệu có liên quan đến hàng hóa; kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện sau khi hàng hóa đã được thông quan.
Việc kiểm tra sau thông quan nhằm đánh giá tính chính xác, trung thực nội dung các chứng từ, hồ sơ mà người khai hải quan đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan hải quan; đánh giá việc tuân thủ pháp luật hải quan và các quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu của người khai hải quan.
2. Kiểm tra sau thông quan được thực hiện tại trụ sở cơ quan hải quan, trụ sở người khai hải quan.
Trụ sở người khai hải quan bao gồm trụ sở chính, chi nhánh, cửa hàng, nơi sản xuất, nơi lưu giữ hàng hóa.
3. Thời hạn kiểm tra sau thông quan là 05 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
Đối chiếu với quy định trên thì kiểm tra sau thông quan là kiểm tra đối với hồ sơ hải quan, sổ kế toán, chứng từ kế toán và các chứng từ khác, tài liệu, dữ liệu có liên quan đến hàng hóa; kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện sau khi hàng hóa đã được thông quan.
Kiểm tra sau thông quan là kiểm tra những giấy tờ, tài liệu nào? (Hình từ Internet)
Người khai hải quan có được yêu cầu Trưởng đoàn kiểm tra xuất trình quyết định kiểm tra sau thông quan không?
Quyền của người khai hải quan trong kiểm tra sau thông quan được quy định tại Điều 82 Luật Hải quan 2014 như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan trong kiểm tra sau thông quan
1. Thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 18 của Luật này.
2. Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác hồ sơ, chứng từ theo yêu cầu và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ, chứng từ đó.
3. Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm tra, thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Nhận bản kết luận kiểm tra và yêu cầu giải thích nội dung bản kết luận kiểm tra; bảo lưu ý kiến trong bản kết luận kiểm tra.
5. Yêu cầu Trưởng đoàn kiểm tra xuất trình quyết định kiểm tra, giấy chứng minh hải quan trong trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan.
6. Chấp hành yêu cầu kiểm tra sau thông quan, cử người có thẩm quyền làm việc với cơ quan hải quan.
7. Giải trình những vấn đề liên quan theo yêu cầu của cơ quan hải quan.
8. Ký biên bản kiểm tra.
9. Chấp hành quyết định xử lý của cơ quan hải quan và các cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, theo quy định trên thì người khai hải quan có quyền yêu cầu Trưởng đoàn kiểm tra xuất trình quyết định kiểm tra, giấy chứng minh hải quan trong trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan.
Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan?
Thẩm quyền quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan được quy định tại Điều 80 Luật Hải quan 2014 như sau:
Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan
1. Thẩm quyền quyết định kiểm tra sau thông quan:
a) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan quyết định kiểm tra sau thông quan trong phạm vi toàn quốc;
b) Cục trưởng Cục Hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan trong địa bàn quản lý của Cục.
Trường hợp kiểm tra doanh nghiệp không thuộc phạm vi địa bàn quản lý được phân công, Cục Hải quan báo cáo Tổng cục Hải quan xem xét phân công đơn vị thực hiện kiểm tra.
Việc kiểm tra đánh giá tuân thủ pháp luật của người khai hải quan thực hiện theo kế hoạch kiểm tra sau thông quan hàng năm do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành.
2. Thời hạn kiểm tra sau thông quan:
a) Thời hạn kiểm tra sau thông quan được xác định trong quyết định kiểm tra, nhưng tối đa là 10 ngày làm việc. Thời gian kiểm tra được tính từ ngày bắt đầu tiến hành kiểm tra; trường hợp phạm vi kiểm tra lớn, nội dung phức tạp thì người đã ký quyết định kiểm tra có thể gia hạn một lần không quá 10 ngày làm việc;
...
Theo đó, thẩm quyền quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan thuộc về:
- Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan quyết định kiểm tra sau thông quan trong phạm vi toàn quốc;
- Cục trưởng Cục Hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan trong địa bàn quản lý của Cục.
Lưu ý:
- Trường hợp kiểm tra doanh nghiệp không thuộc phạm vi địa bàn quản lý được phân công, Cục Hải quan báo cáo Tổng cục Hải quan xem xét phân công đơn vị thực hiện kiểm tra.
- Việc kiểm tra đánh giá tuân thủ pháp luật của người khai hải quan thực hiện theo kế hoạch kiểm tra sau thông quan hàng năm do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 2024? Lời chúc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam?
- Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- 04 báo cáo lao động doanh nghiệp phải nộp trước khi kết thúc năm? Mẫu báo cáo lao động mới nhất?
- 03 trường hợp hợp tác xã ngừng hoạt động cho vay nội bộ? Điều kiện để hợp tác xã thực hiện hoạt động cho vay nội bộ là gì?
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?