Kiểm tra tạp chất trong tôm và sản phẩm tôm sẽ có những hình thức nào? Cơ quan nào có thẩm quyền kiểm tra tạp chất trong tôm?
- Hình thức kiểm tra và cơ quan có thẩm quyền kiểm tra tạp chất trong tôm và sản phẩm tôm được quy định như thế nào?
- Phòng kiểm nghiệm tạp chất trong tôm và sản phẩm tôm cần phải đáp ứng những yêu cầu nào?
- Thành lập Đoàn kiểm tra tạp chất trong tôm và sản phẩm tôm trong trường hợp kiểm tra đột xuất được thực hiện như thế nào?
Hình thức kiểm tra và cơ quan có thẩm quyền kiểm tra tạp chất trong tôm và sản phẩm tôm được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 07/2018/TT-BNNPTNT quy định về cơ quan kiểm tra và hình thức kiểm tra như sau:
Cơ quan kiểm tra và hình thức kiểm tra
1. Cơ quan kiểm tra
a) Cơ quan kiểm tra thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm: Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản.
b) Cơ quan kiểm tra địa phương gồm: Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; các cơ quan chuyên môn khác theo phân công của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Hình thức và căn cứ kiểm tra:
a) Kiểm tra thường xuyên là hoạt động kiểm tra việc chấp hành các quy định về kiểm soát, ngăn chặn tạp chất trong tôm kết hợp kiểm tra, đánh giá điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và kiểm tra, chứng nhận lô hàng xuất khẩu của các Cơ sở theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kiểm tra, đánh giá điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và kiểm tra cấp chứng thư cho lô hàng thủy sản xuất khẩu.
b) Kiểm tra đột xuất là hoạt động kiểm tra được thực hiện khi có thông tin vi phạm. Thông tin vi phạm về tạp chất được thu thập từ các nguồn do tổ chức, cá nhân tố giác, thông tin của cơ quan Công an, thông tin về kết quả kiểm soát tạp chất trong tôm của các cơ quan chức năng và thông tin cảnh báo của nước nhập khẩu.
Như vậy khi kiểm tra tạp chất trong tôm và sản phẩm tôm thì sẽ có 02 hình thức kiểm tra là:
- Kiểm tra thường xuyên;
- Kiểm tra đột xuất.
Và cơ quan có thẩm quyền kiểm tra là cơ quan kiểm tra thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan kiểm tra địa phương được quy định như trên.
Tạp chất trong tôm (Hình từ Internet)
Phòng kiểm nghiệm tạp chất trong tôm và sản phẩm tôm cần phải đáp ứng những yêu cầu nào?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 07/2018/TT-BNNPTNT quy định về yêu cầu đối với phòng kiểm nghiệm như sau:
Yêu cầu đối với phòng kiểm nghiệm
1. Phòng kiểm nghiệm các loại tạp chất phải được Cơ quan có thẩm quyền chỉ định các chỉ tiêu tương ứng theo quy định pháp luật.
2. Trường hợp chỉ tiêu cần phân tích chưa có Phòng kiểm nghiệm được chỉ định, Cơ quan kiểm tra xem xét, lựa chọn gửi mẫu phân tích tại các Phòng kiểm nghiệm đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Đã được chỉ định phân tích các chỉ tiêu an toàn thực phẩm.
b) Đã có phương pháp và xác nhận giá trị sử dụng phương pháp đối với chỉ tiêu cần phân tích.
Như vậy phòng kiểm nghiệm tạp chất trong tôm và sản phẩm tôm phải đáp ứng những yêu cầu như quy định trên.
Thành lập Đoàn kiểm tra tạp chất trong tôm và sản phẩm tôm trong trường hợp kiểm tra đột xuất được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 07/2018/TT-BNNPTNT quy định về thành lập Đoàn kiểm tra, phân công kiểm tranhư sau:
Thành lập Đoàn kiểm tra, phân công kiểm tra
1. Đối với kiểm tra thường xuyên:
a) Cơ quan kiểm tra quy định tại khoản 1 điều 4 Thông tư này thành lập Đoàn kiểm tra, đánh giá điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và kết hợp kiểm tra việc chấp hành các quy định về kiểm soát, ngăn chặn tạp chất tại Cơ sở.
b) Cơ quan kiểm tra quy định tại điểm a khoản 1 điều 4 Thông tư này cử kiểm tra viên kiểm tra, lấy mẫu lô hàng thủy sản xuất khẩu và kết hợp kiểm tra việc chấp hành các quy định về kiểm soát, ngăn chặn tạp chất tại Cơ sở.
2. Đối với kiểm tra đột xuất: Cơ quan kiểm tra ban hành Quyết định thành lập đoàn kiểm tra đột xuất khi có thông tin vi phạm về tạp chất. Trường hợp cần thiết, Cơ quan kiểm tra thành lập đoàn kiểm tra liên ngành; mời đại diện các cơ quan, đơn vị khác thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an, Công Thương tham gia.
Như vậy thành lập Đoàn kiểm tra tạp chất trong tôm và sản phẩm tôm trong trường hợp kiểm tra đột xuất được thực hiện như sau:
- Cơ quan kiểm tra ban hành Quyết định thành lập đoàn kiểm tra đột xuất khi có thông tin vi phạm về tạp chất.
- Trường hợp cần thiết, Cơ quan kiểm tra thành lập đoàn kiểm tra liên ngành; mời đại diện các cơ quan, đơn vị khác thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an, Công Thương tham gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mục đích nguồn lực tài chính từ tài sản công? Hình thức giám sát của cộng đồng đối với tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công?
- Đất rừng đặc dụng là gì? Tiêu chí phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất rừng đặc dụng được xác định như thế nào?
- Mẫu Báo cáo tổng kết công tác mặt trận thôn, bản, khu phố? Hướng dẫn lập Báo cáo tổng kết công tác mặt trận?
- Báo cáo thành tích tập thể Ban công tác Mặt trận thôn? Tải về mẫu báo cáo thành tích tập thể Ban công tác Mặt trận?
- Thẩm quyền giám sát việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương? Nguyên tắc hoán đổi trái phiếu?