Kiểm tra viên của Đảng được quy định thế nào? Kiểm tra viên của Đảng cần đáp ứng được những tiêu chuẩn nào?
Kiểm tra viên của Đảng được quy định thế nào?
Kiểm tra viên của Đảng (Hình từ Internet)
Theo điểm a khoản 1 Mục II Phần A Quy định về tiêu chuẩn, chức danh và bổ nhiệm ngạch Kiểm tra Đảng (gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Quyết định 505-QĐ/UBKTTW năm 2022 quy định như sau:
A. TIÊU CHUẨN, CHỨC DANH NGẠCH KIỂM TRA ĐẢNG
...
II. TIÊU CHUẨN CỤ THỂ
1. Kiểm tra viên của Đảng (Mã ngạch: 04.025A)
a. Chức trách
Là cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan ủy ban kiểm tra từ cấp huyện và tương đương (thuộc khối hành chính, sự nghiệp) trở lên. Được phân công thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát ở một hoặc một số địa phương, đơn vị; thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo chuyên đề hoặc được ủy ban kiểm tra các cấp giao đảm nhiệm những phần việc chuyên môn nghiệp vụ khác phục vụ công tác kiểm tra, giám sát.
...
Theo đó, Kiểm tra viên của Đảng là cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan ủy ban kiểm tra từ cấp huyện và tương đương (thuộc khối hành chính, sự nghiệp) trở lên.
Được phân công thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát ở một hoặc một số địa phương, đơn vị; thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo chuyên đề hoặc được ủy ban kiểm tra các cấp giao đảm nhiệm những phần việc chuyên môn nghiệp vụ khác phục vụ công tác kiểm tra, giám sát.
Kiểm tra viên của Đảng cần đáp ứng được những tiêu chuẩn nào?
Theo Mục I Phần A Quy định ban hành kèm theo Quyết định 505-QĐ/UBKTTW năm 2022 quy định Kiểm tra viên của Đảng phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung của ngạch kiểm tra Đảng, cụ thể:
- Là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Có tinh thần yêu nước, trung thành với Đảng, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; thực hiện có hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ được giao; thực hiện nghiêm những điều đảng viên không được làm; tuân thủ các quy định tại Luật Cán bộ, công chức.
- Có tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, năng động, sáng tạo, tận tụy công tác, yêu ngành, yêu nghề, liêm khiết, trung thực, giữ gìn đoàn kết, thống nhất, không cơ hội; gắn bó mật thiết với nhân dân, thực hiện nghiêm túc các quy chế dân chủ ở cơ quan, đơn vị và cơ sở.
- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; không tham nhũng, tiêu cực và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực.
- Có phương pháp làm việc khoa học, năng lực thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, giám sát; có bản lĩnh vững vàng, thận trọng, công minh, khách quan trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; dũng cảm, kiên quyết bảo vệ cái đúng.
- Có trình độ chuyên môn, lý luận chính trị phù hợp với nhiệm vụ, lĩnh vực công tác được phân công, có kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức pháp luật. Có chứng chỉ, chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác kiểm tra, giám sát.
- Có sức khỏe đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Không bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên, trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm bổ nhiệm ngạch kiểm tra Đảng.
Bên cạnh đó, theo điểm c, điểm d và điểm e khoản 1 Mục II Phần A Quy định ban hành kèm theo Quyết định 505-QĐ/UBKTTW năm 2022 quy định Kiểm tra viên của Đảng cần đáp ứng được những tiêu chuẩn cụ thể sau đây:
(1) Tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ
- Nắm vững nội dung chủ yếu của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để vận dụng giải quyết công việc có liên quan đến phần việc được phân công.
- Nắm vững nội dung cơ bản về quy trình, nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát và phần nghiệp vụ được phân công; có kiến thức khoa học, công nghệ phổ thông liên quan.
Hiểu biết cơ bản về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại của đất nước; tình hình xây dựng Đảng, đoàn thể, Nhà nước; tình hình quốc tế liên quan đến phần việc được phân công. Hiểu biết các thể thức văn bản hành chính.
- Hiểu được vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị mình công tác và các nguyên tắc tổ chức, hoạt động cơ bản của tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội.
- Có khả năng tham gia xây dựng kế hoạch, phối hợp triển khai, chủ động tổ chức thực hiện công việc và thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát; khả năng nghiên cứu, tổng hợp, đề xuất biện pháp giải quyết những vấn đề cụ thể.
(2) Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên.
- Có chứng chỉ, chứng nhận chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát; chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước; trình độ tin học, ngoại ngữ theo quy định của ngạch chuyên viên.
(3) Yêu cầu thời gian công tác
- Có thời gian công tác ít nhất 02 năm ở cơ quan ủy ban kiểm tra từ cấp huyện và tương đương (thuộc khối hành chính, sự nghiệp) đối với người được tuyển dụng mới vào cơ quan ủy ban kiểm tra (kể từ khi được bổ nhiệm ngạch công chức chính thức).
- Có thời gian công tác ít nhất 01 năm làm công tác kiểm tra đối với cán bộ, công chức, viên chức khi được điều động, tiếp nhận về cơ quan.
Kiểm tra viên của Đảng có nhiệm vụ chính là gì?
Theo điểm b khoản 1 Mục II Phần A Quy định ban hành kèm theo Quyết định 505-QĐ/UBKTTW năm 2022 quy định như sau:
A. TIÊU CHUẨN, CHỨC DANH NGẠCH KIỂM TRA ĐẢNG
...
II. TIÊU CHUẨN CỤ THỂ
1. Kiểm tra viên của Đảng (Mã ngạch: 04.025A)
...
b. Nhiệm vụ
- Đề xuất ý kiến về kế hoạch, biện pháp công tác; trực tiếp thực hiện phần việc được phân công; chịu trách nhiệm cá nhân trước lãnh đạo đơn vị về các kết luận, kiến nghị, đề xuất của mình.
- Tham gia soạn thảo các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, triển khai thực hiện nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Đảng thuộc phần việc được phân công.
- Theo dõi, kiểm tra, giám sát, tổng hợp và báo cáo tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ trong phần việc được phân công; đề xuất các biện pháp khắc phục.
- Thực hiện các hoạt động nghiệp vụ, thu thập thông tin, thống kê, lưu trữ các tài liệu theo quy định; phân tích, đánh giá kết quả phần việc được phân công.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể liên quan đến phần việc được phân công.
- Có khả năng tham gia nghiên cứu đề tài, đề án cấp cơ sở.
...
Theo đó, Kiểm tra viên của Đảng có nhiệm vụ chính:
- Đề xuất ý kiến về kế hoạch, biện pháp công tác; trực tiếp thực hiện phần việc được phân công; chịu trách nhiệm cá nhân trước lãnh đạo đơn vị về các kết luận, kiến nghị, đề xuất của mình.
- Tham gia soạn thảo các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, triển khai thực hiện nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Đảng thuộc phần việc được phân công.
- Theo dõi, kiểm tra, giám sát, tổng hợp và báo cáo tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ trong phần việc được phân công; đề xuất các biện pháp khắc phục.
- Thực hiện các hoạt động nghiệp vụ, thu thập thông tin, thống kê, lưu trữ các tài liệu theo quy định; phân tích, đánh giá kết quả phần việc được phân công.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể liên quan đến phần việc được phân công.
- Có khả năng tham gia nghiên cứu đề tài, đề án cấp cơ sở.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?