Kinh doanh dịch vụ cho thuê lại lao động có phải là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện không theo quy định?
Kinh doanh dịch vụ cho thuê lại lao động có phải là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện không?
Căn cứ tại Phụ lục IV Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được ban hành kèm theo Luật Đầu tư 2020
Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
66 | Kinh doanh dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động |
67 | Kinh doanh dịch vụ việc làm |
68 | Kinh doanh dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài |
69 | Kinh doanh dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện, cai nghiện thuốc lá, điều trị HIV/AIDS, chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em |
70 | Kinh doanh dịch vụ cho thuê lại lao động |
71 | Kinh doanh vận tải đường bộ |
72 | Kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô |
73 | Sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu xe ô tô |
74 | Kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới |
75 | Kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô |
76 | Kinh doanh dịch vụ đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông |
Như vậy, việc kinh doanh dịch vụ cho thuê lại lao động là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 52 Bộ luật Lao động 2019 thì:
Cho thuê lại lao động là việc người lao động giao kết hợp đồng lao động với một người sử dụng lao động là doanh nghiệp cho thuê lại lao động, sau đó người lao động được chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với người sử dụng lao động đã giao kết hợp đồng lao động.
Hoạt động cho thuê lại lao động là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, chỉ được thực hiện bởi các doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động và áp dụng đối với một số công việc nhất định.
Kinh doanh dịch vụ cho thuê lại lao động có phải là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện không? (Hình từ Internet)
Để được cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động doanh nghiệp phải ký quỹ bao nhiêu tiền theo quy định?
Căn cứ tại Điều 21 Nghị định 145/2020/NĐ-CP Điều kiện cấp giấy phép
Điều kiện cấp giấy phép
1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động phải bảo đảm điều kiện:
a) Là người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
b) Không có án tích;
c) Đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.
2. Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng).
Như vậy, để được cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động doanh nghiệp phải thực hiện ký quỹ 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng).
Trong hoạt động cho thuê lại lao động phải đảm bảo những nguyên tắc nào?
Đối chiếu với quy định tại Điều 53 Bộ luật Lao động 2019 nguyên tắc hoạt động cho thuê lại lao động như sau:
(1) Thời hạn cho thuê lại lao động đối với người lao động tối đa là 12 tháng.
(2) Bên thuê lại lao động được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:
- Đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động trong khoảng thời gian nhất định;
- Thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân;
- Có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.
(3) Bên thuê lại lao động không được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:
- Để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động;
- Không có thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động;
- Thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ, vì lý do kinh tế hoặc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập.
(4) Bên thuê lại lao động không được chuyển người lao động thuê lại cho người sử dụng lao động khác; không được sử dụng người lao động thuê lại được cung cấp bởi doanh nghiệp không có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.
Lưu ý: theo quy định tại Điều 55 Bộ luật Lao động 2019 thì:
- Doanh nghiệp cho thuê lại lao động và bên thuê lại lao động phải ký kết hợp đồng cho thuê lại lao động bằng văn bản và được làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
- Hợp đồng cho thuê lại lao động gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Địa điểm làm việc, vị trí việc làm cần sử dụng lao động thuê lại, nội dung cụ thể của công việc, yêu cầu cụ thể đối với người lao động thuê lại;
+ Thời hạn thuê lại lao động; thời gian bắt đầu làm việc của người lao động thuê lại;
+ Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, điều kiện an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
+ Trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
+ Nghĩa vụ của mỗi bên đối với người lao động.
Hợp đồng cho thuê lại lao động không được có những thỏa thuận về quyền, lợi ích của người lao động thấp hơn so với hợp đồng lao động mà doanh nghiệp cho thuê lại lao động đã ký với người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?