Kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử công cộng phải tuân thủ về thời gian hoạt động như thế nào? Mở quá giờ có bị xử phạt hay không?
Kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử công cộng phải đáp ứng điều kiện gì?
Về điều kiện hoạt động được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 35 Nghị định 72/2013/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 35 Điều 1 Nghị định 27/2018/NĐ-CP). Với nội dung như sau:
Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng. Với các điều kiện cụ thể để được cấp Giấy chứng nhận như sau:
- Có đăng ký kinh doanh điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng;
- Địa điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng có chiều dài đường bộ ngắn nhất từ cửa chính hoặc cửa phụ của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng tới cổng chính hoặc cổng phụ của cổng trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú từ 200 m trở lên;
- Có biển hiệu “Điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng” ghi rõ tên điểm, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, số đăng ký kinh doanh. Trường hợp điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng đồng thời là đại lý Internet thì thêm nội dung “Đại lý Internet”.
Trường hợp điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng đồng thời là điểm truy nhập Internet công cộng của doanh nghiệp thì thêm nội dung “Điểm truy nhập Internet công cộng”;
- Tổng diện tích các phòng máy của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng tối thiểu 50 m2 tại các khu vực đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, loại II, loại III; tối thiểu 40 m2 tại các đô thị loại IV, loại V; tối thiểu 30 m2 tại các khu vực khác;
- Bảo đảm đủ ánh sáng, độ chiếu sáng đồng đều trong phòng máy;
- Có thiết bị và nội quy phòng cháy, chữa cháy theo quy định về phòng, chống cháy, nổ của Bộ Công an;
- Nộp lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.
Anh/chị có thể tham khảo quy định đã được hợp nhất nội dung sửa đổi, bổ sung tại Điều 35 Văn bản hợp nhất 02/VBHN-BTTTT năm 2018.
Kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử công cộng
Kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử công cộng phải tuân thủ về thời gian hoạt động như thế nào?
Về nội dung này anh/chị tham khảo về quyền và nghĩa vụ của chủ điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng được quy định tại Điều 36 Nghị định 72/2013/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 41 Điều 1 Nghị định 27/2018/NĐ-CP) gồm:
- Được thiết lập hệ thống thiết bị để cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử tại địa điểm ghi trên Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng đã được cấp;
- Được cung cấp dịch vụ truy nhập Internet sau khi đã ký hợp đồng đại lý Internet với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet;
- Có bảng niêm yết công khai nội quy sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử ở nơi mọi người dễ nhận biết, bao gồm các Điều cấm quy định tại Điều 5 Nghị định này; quyền và nghĩa vụ của sử dụng Internet và người chơi quy định tại Điều 10 và Điều 37 Nghị định này.
- Có bảng niêm yết danh sách cập nhật các trò chơi G1 đã được phê duyệt nội dung, kịch bản tại điểm cung cấp dịch vụ kèm theo phân loại trò chơi theo độ tuổi (thông tin được cập nhật từ trang thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông www.mic.gov.vn);
- Không được tổ chức hoặc cho phép người sử dụng Internet sử dụng các tính năng của máy tính tại địa điểm kinh doanh của mình để thực hiện các hành vi bị cấm quy định tại Điều 5 Nghị định này;
- Được yêu cầu doanh nghiệp ký hợp đồng đại lý Internet với mình hướng dẫn, cung cấp thông tin về dịch vụ truy nhập Internet và chịu sự kiểm tra, giám sát của doanh nghiệp đó;
- Tham gia các chương trình đào tạo, tập huấn về Internet, trò chơi điện tử do các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp tổ chức trên địa bàn;
- Không được hoạt động từ 22 giờ đêm đến 8 giờ sáng hôm sau;
- Thực hiện quy định về bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin;
- Chịu sự thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Theo quy định trên thì khi kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử công cộng phải tuân thủ về thời gian hoạt động từ 8h sáng đến không quá 22h đêm.
Kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử công cộng mở quá giờ có bị xử phạt hay không?
Việc vi phạm về giờ hoạt động của địa điểm trò chơi điện tử công cộng sẽ bị phạt vi phạm hành chính theo điểm đ khoản 3 Điều 105 Nghị định 15/2020/NĐ-CP như sau:
Điều 105. Vi phạm quy định về điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng
...
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
...
đ) Hoạt động ngoài khoảng thời gian từ 08 giờ sáng đến 22 giờ đêm hàng ngày;
..."
Lưu ý: Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP thì mức phạt trên là mức phạt tiền được áp dụng đói với tổ chức. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?