Kinh doanh đồ chơi trẻ em không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào đối với cá nhân?
- Căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa được quy định như thế nào?
- Kinh doanh đồ chơi trẻ em không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào đối với cá nhân?
- Cá nhân có hành vi kinh doanh đồ chơi trẻ em không rõ nguồn gốc xuất xứ gây nguy hại cho trẻ em thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa được quy định như thế nào?
- Theo quy định tại khoản 13 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, qua đó căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa được quy định như sau:
+ Thông tin được thể hiện trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tài liệu kèm theo hàng hóa;
+ Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hợp đồng, hoá đơn mua bán, tờ khai hải quan;
+ Giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa và giao dịch dân sự giữa tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa với bên có liên quan theo quy định của pháp luật .
Kinh doanh đồ chơi trẻ em không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào đối với cá nhân?
Đối với doanh nghiệp kinh doanh đồ chơi trẻ em không rõ nguồn gốc xuất xứ, pháp luật có quy định cụ thể về mức xử phạt vi phạm hành chính tại khoản 11, khoản 13, khoản 14 Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP cụ thể như sau:
Hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:
a) Kinh doanh hàng hóa (trừ thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi) quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa;
b) Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc thực hiện hành vi gian lận khác nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa;
c) Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
d) Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp.
...
11. Phạt tiền từ 40.000 000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
13. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 14 Điều này;
b) Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
14. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Qua đó theo quy định trên, hành vi kinh doanh đồ chơi trẻ em không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ bị xử phạt tối đa lên đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên
Ngoài ra, đối với hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ ,cá nhân có hành vi vi phạm sẽ bị tịch thu tang vật trong quá trình kinh doanh đồ chơi trẻ em.
Trong trường hợp số đồ chơi không rõ nguồn gốc xuất xứ đó gây nguy hại cho sức khỏe con người, thì sẽ phải tiêu hủy tang vật vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi trên.
Kinh doanh đồ chơi trẻ em không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào đối với cá nhân? (Hình từ Internet)
Cá nhân có hành vi kinh doanh đồ chơi trẻ em không rõ nguồn gốc xuất xứ gây nguy hại cho trẻ em thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP cụ thể như sau:
Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm
...
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;
b) Vận chuyển hoặc tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Không thử nghiệm, kiểm định, đánh giá và đăng ký theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa trước khi được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ tại Việt Nam;
d) Tàng trữ, vận chuyển trái phép các loại phế liệu, phế phẩm vũ khí, công cụ hỗ trợ;
đ) Vận chuyển, tàng trữ trái phép đồ chơi nguy hiểm bị cấm;
...
Như vậy, đối với cá nhân kinh doanh đồ chơi trẻ em không rõ nguồn gốc xuất xứ gây nguy hại cho trẻ em sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển, tàng trữ trái phép đồ chơi nguy hiểm cho trẻ em.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?