Kinh doanh quán bi a đến 12 giờ đêm có được hay không? Có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không?
Kinh doanh quán bi a đến 12 giờ đêm có được hay không?
Theo quy định của pháp luật hiện hành về lĩnh vực giải trí, việc bạn kinh doanh quán bi-a được coi là hoạt động kinh doanh dịch vụ giải trí. Theo đó, Điều 36 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định như sau:
Điều 36. Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng
Tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động văn hóa, các hình thức vui chơi giải trí khác không thuộc quy định tại Chương VII, Chương VIII và Điều 35 Quy chế này tại nơi công cộng nhằm mục đích kinh doanh hoặc không nhằm mục đích kinh doanh phải tuân theo các quy định tại các Điều 1 và 3 Quy chế này và không được hoạt động quá 12 giờ đêm đến 8 giờ sáng."
Như vậy, quán bi-a sẽ không được hoạt động vào khung giờ từ 12 giờ đêm đến 8 giờ sáng ngày hôm sau.
Như vậy việc bạn kinh doanh quán bi a và hoạt động đến 12 giờ đêm thì chưa vi phạm quy định, tuy nhiên việc bạn muốn thay đổi giờ hoạt động quá 12 giờ đêm thì không được phép.
Kinh doanh quán bi a đến 12 giờ đêm có được hay không? Có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không?
Kinh doanh quán bi a quá 12 giờ đêm bị xử phạt như thế nào?
Việc kinh doanh quán bi a quá 12 giờ đêm sẽ bị sử phạt vi phạm hành chính theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 38/2021/NĐ-CP như sau:
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Treo, trưng bày tranh, ảnh, lịch hay đồ vật khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; kích động bạo lực tại cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trường, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng ăn uống, giải khát hoặc nơi hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng khác;
b) Tổ chức các hình thức vui chơi giải trí ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ đến 24 giờ mỗi ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, điểm đ và điểm e khoản 4 Điều 8; điểm b khoản 5 và điểm e khoản 6 Điều 15; khoản 2 Điều 31 Nghị định này.
Như vậy việc bạn muốn kinh doanh quán bi a quá 12 giờ đêm có thể bị phạt tiền từ 5 đến 10 triệu đồng. Ngoài ra còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 8 Điều 16 Nghị định 38/2021/NĐ-CP là phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Lưu ý: Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức có cùng một hành vi vi phạm giống với cá nhân thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Ngoài ra nếu bạn kinh doanh quán bi a vào khoảng thời gian ban đêm gây ồn ảnh hưởng đến người khác cũng có thể bị phạt.
Kinh doanh quán bi a vào ban đêm gây ồn ào thì bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính với hành vi gây ảnh hưởng đến sự yên tĩnh chung như sau:
Điều 8. Vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau;
b) Không thực hiện các quy định về giữ yên tĩnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhà điều dưỡng, trường học hoặc ở những nơi khác có quy định phải giữ yên tĩnh chung;
c) Bán hàng ăn uống, giải khát quá giờ quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy khi bạn mở quán bi a vào ban đêm mà trong khoảng thời gian sau 22h nếu gây ồn ào, huyên náo gây ảnh hưởng đến những cư dân xung quanh thì có thể bị phạt tiền từ 5 trăm đến 1 triệu đồng và thực hiện hình phạt bổ sung theo quy định trên.
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì mức phạt trên chỉ áp dụng đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?