Kinh doanh rượu khi chưa được cấp phép sẽ bị phạt bao nhiêu tiền? Kinh doanh đồ ăn kèm thêm bán rượu thì có cần đăng ký không?
Kinh doanh rượu như thế nào để không bị phạt?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 105/2017/NĐ-CP sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 4. Nguyên tắc quản lý rượu
1. Kinh doanh rượu thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh rượu phải tuân thủ các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và các quy định tại Nghị định này.
2. Thương nhân sản xuất rượu công nghiệp, sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, phân phối rượu, bán buôn rượu, bán lẻ rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên phải có giấy phép; thương nhân bán rượu có độ cồn từ 5.5 độ trở lên tiêu dùng tại chỗ, thương nhân kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5.5 độ phải đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện; hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công có độ cồn từ 5,5 độ trở lên bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt cơ sở sản xuất.
3. Trong quá trình phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu, thương nhân phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, phòng cháy và chữa cháy."
Trong quá trình bán rượu tiêu dùng tại chỗ, thương nhân phải tuân thủ các quy định về phòng cháy và chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Như vậy, việc kinh doanh rượu cần tuân thủ theo nguyên tắc trên để tránh bị vi phạm pháp luật.
Kinh doanh đồ ăn kèm thêm bán rượu có cần đăng ký không? (Nguồn ảnh: Internet)
Kinh doanh đồ ăn kèm thêm bán rượu thì có cần đăng ký kinh doanh rượu không?
Tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định 105/2017/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về hoạt động kinh doanh rượu, bao gồm: Hoạt động sản xuất, nhập khẩu, phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu; hoạt động bán rượu tiêu dùng tại chỗ."
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 105/2017/NĐ-CP như sau:
"Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với thương nhân kinh doanh rượu và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến kinh doanh rượu."
Về kinh doanh rượu, trường hợp công ty của anh/chị đang hoạt động bán rượu tiêu dùng tại chỗ là đối tượng phải thực hiện cấp Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ và anh/chị phải tuân thủ theo điều kiện tại Điều 14 Nghị định 105/2017/NĐ-CP sửa đổi bởi Điều 16, Điều 17 Nghị định 17/2020/NĐ-CP như sau:
"Điều 14. Điều kiện bán rượu tiêu dùng tại chỗ
1. Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng và có đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện nơi thương nhân đặt cơ sở kinh doanh.”
3. Rượu tiêu dùng tại chỗ phải được cung cấp bởi thương nhân có Giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ rượu.
5. Trường hợp thương nhân tự sản xuất rượu để bán tiêu dùng tại chỗ thì phải có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp hoặc Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo quy định tại Nghị định này."
Như vậy, trường hợp nhà hàng anh/chị phục vụ đồ ăn có kèm thêm bán rượu thì phải được cấp Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ tại Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện.
Kinh doanh rượu khi chưa được cấp phép sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo Điều 25 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 25. Hành vi vi phạm về đăng ký bán rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên tiêu dùng tại chỗ, kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ và sản xuất rượu thủ công có độ cồn từ 5,5 độ trở lên bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất rượu thủ công có độ cồn từ 5,5 độ trở lên bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại mà không đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt cơ sở sản xuất.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi bán rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên tiêu dùng tại chỗ hoặc kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ mà không đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện theo quy định."
Như vậy, tại khoản 2 cơ sở kinh doanh rượu không đăng ký cấp phép sẽ bị phạt vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Chú ý đây là mức phạt đối với cá nhân, trong trường hợp là tổ chức thì mức phạt sẽ gấp đôi mức phạt với cá nhân theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP sửa đổi tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?