Kinh doanh thức ăn đường phố nhưng không thực hiện che đậy thức ăn để cho ruồi bu đậu thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
- Người kinh doanh thức ăn đường phố có nghĩa vụ như thế nào?
- Kinh doanh thức ăn đường phố cần phải đảm bảo những điều kiện gì về an toàn thực phẩm theo quy định mới nhất hiện nay?
- Kinh doanh thức ăn đường phố nhưng không thực hiện che đậy thức ăn để cho ruồi lằng bu đậu thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Người kinh doanh thức ăn đường phố có nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm cụ thể như sau:
"2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm trong quá trình kinh doanh và chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm do mình kinh doanh;
b) Kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ thực phẩm, nhãn thực phẩm và các tài liệu liên quan đến an toàn thực phẩm; lưu giữ hồ sơ về thực phẩm; thực hiện quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm không bảo đảm an toàn theo quy định tại Điều 54 của Luật này;
c) Thông tin trung thực về an toàn thực phẩm; thông báo cho người tiêu dùng điều kiện bảo đảm an toàn khi vận chuyển, lưu giữ, bảo quản và sử dụng thực phẩm;
d) Kịp thời cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn của thực phẩm và cách phòng ngừa cho người tiêu dùng khi nhận được thông tin cảnh báo của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu;
đ) Kịp thời ngừng kinh doanh, thông tin cho tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu và người tiêu dùng khi phát hiện thực phẩm không bảo đảm an toàn;
e) Báo cáo ngay với cơ quan có thẩm quyền và khắc phục ngay hậu quả khi phát hiện ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm do mình kinh doanh gây ra;
g) Hợp tác với tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc điều tra ngộ độc thực phẩm để khắc phục hậu quả, thu hồi hoặc xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn;
h) Tuân thủ quy định của pháp luật, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
k) Chi trả chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm theo quy định tại Điều 48 của Luật này;
l) Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi thực phẩm mất an toàn do mình kinh doanh gây ra."
Theo đó, khi kinh doanh thức ăn đường phố thì người kinh doanh cũng có các nghĩa vụ như tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm thông thường theo như quy định nêu trên.
Kinh doanh thức ăn đường phố nhưng không thực hiện che đậy thức ăn thì có bị xử phạt không?
Kinh doanh thức ăn đường phố cần phải đảm bảo những điều kiện gì về an toàn thực phẩm theo quy định mới nhất hiện nay?
Theo Điều 31 và Điều 32 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về điều kiện đảm bảo an toàn thực đối với kinh doanh thức ăn đường phố như sau:
"Điều 31. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi bày bán thức ăn đường phố
1. Phải cách biệt nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm.
2. Phải được bày bán trên bàn, giá, kệ, phương tiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, mỹ quan đường phố.
Điều 32. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu, dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm và người kinh doanh thức ăn đường phố
1. Nguyên liệu để chế biến thức ăn đường phố phải bảo đảm an toàn thực phẩm, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
2. Dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm phải bảo đảm an toàn vệ sinh.
3. Bao gói và các vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không được gây ô nhiễm và thôi nhiễm vào thực phẩm.
4. Có dụng cụ che nắng, mưa, bụi bẩn, côn trùng và động vật gây hại.
5. Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh.
6. Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành đối với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm."
Như vậy, khi kinh doanh thức ăn đường phố thì tổ chức, cá nhân kinh doanh cần đảm bảo các điều kiện an toàn thực phẩm đối với nơi bày bán thức ăn đường phố và đảm bảo an toàn thực phẩm với nguyên liệu, dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm, người kinh doanh thức ăn theo như quy định nêu trên. Cũng theo quy định này thì khi kinh doanh thức ăn đường phố cần phải có dụng cụ che nắng, mưa, bụi bẩn, côn trùng và động vật gây hại cho thực phẩm.
Kinh doanh thức ăn đường phố nhưng không thực hiện che đậy thức ăn để cho ruồi lằng bu đậu thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố cụ thể như sau:
"1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có bàn, tủ, giá, kệ, thiết bị, dụng cụ đáp ứng theo quy định của pháp luật để bày bán thức ăn;
b) Thức ăn không được che đậy ngăn chặn bụi bẩn; có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập;
c) Không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay."
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP) thì mức phạt trên đây là mức phạt được áp dụng đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu người kinh doanh thức ăn đường phố mà không thực hiện che đậy thức ăn để ngăn chặn bụi bẩn, có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập thì người kinh doanh có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng, đối với tổ chức thì mức phạt tiền sẽ từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?