Kinh doanh tiền chất công nghiệp nhưng không lập Sổ riêng theo dõi tình hình sản xuất, kinh doanh tiền chất công nghiệp bị xử lý như thế nào theo quy định mới nhất?
Tiền chất công nghiệp là gì?
Căn cứ khoản 5 Điều 3 Nghị định 113/2017/NĐ-CP quy định về tiền chất công nghiệp được xác định và phân loại như sau:
Tiền chất công nghiệp là các hóa chất được sử dụng làm nguyên liệu, dung môi, chất xúc tiến trong sản xuất, nghiên cứu khoa học, phân tích, kiểm nghiệm, đồng thời là các hóa chất không thể thiếu trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma túy, được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành. Danh mục tiền chất công nghiệp được phân theo mức độ nguy hiểm để quản lý, kiểm soát cho phù hợp, gồm tiền chất công nghiệp Nhóm 1 và tiền chất công nghiệp Nhóm 2:
- Tiền chất công nghiệp Nhóm 1 gồm các hóa chất thiết yếu được sử dụng trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma túy;
- Tiền chất công nghiệp Nhóm 2 gồm các hóa chất được sử dụng làm chất phản ứng hoặc làm dung môi trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma túy.
Kinh doanh tiền chất công nghiệp có cần lập Sổ riêng theo dõi tình hình sản xuất, kinh doanh không?
Theo khoản 2 và khoản 3 Điều 11 Nghị định 113/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện khi tiến hành kinh doanh tiền chất công nghiệp như sau:
- Điều kiện kinh doanh
Tổ chức, cá nhân kinh doanh tiền chất công nghiệp phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định này, trong quá trình hoạt động kinh doanh phải đảm bảo các yêu cầu quy định tại Điều 4, 5, 6, 7 Nghị định này và các điều kiện dưới đây:
+ Phải có đầy đủ hóa đơn mua bán, giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu hoặc nhà cung cấp các loại tiền chất công nghiệp;
+ Phải lập sổ theo dõi riêng tiền chất công nghiệp. Sổ theo dõi bao gồm các thông tin: Tên đầy đủ, địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại, số fax; tên tiền chất công nghiệp, số lượng mua, bán, tồn kho; mục đích sử dụng của tổ chức, cá nhân mua tiền chất công nghiệp;
- Trong quá trình sản xuất, kinh doanh tổ chức, cá nhân phải có biện pháp quản lý, kiểm soát tiền chất công nghiệp và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc làm thất thoát tiền chất công nghiệp.
Theo quy định trên, ta thấy khi thực hiện kinh doanh tiền chất công nghiệp, một trong những yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động này là phải lập sổ theo dõi riêng tiền chất công nghiệp bao gồm những nội dung theo đúng quy định của pháp luật.
không lập sổ riêng theo dõi tình hình sản xuất, kinh doanh hóa chất bị xử lý như thế nào?
Kinh doanh tiền chất công nghiệp nhưng không lập sổ riêng theo dõi tình hình sản xuất, kinh doanh bị xử lý như thế nào?
Theo quy định hiện hành thì việc lập sổ riêng theo dõi tình hình sản xuất, kinh doanh tiền chất công nghiệp là trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi tiến hành hoạt động kinh doanh tiền chất công nghiệp. Vì là trách nhiệm nên bắt buộc tổ chức, cá nhân cần phải nghiêm túc thực hiện. Theo đó, trường hợp tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động kinh doanh tiền chất công nghiệp mà không lập sổ riêng theo dõi tình hình sản xuất, kinh doanh tiền chất công nghiệp thì bị xử lý, căn cứ Điều 12 Nghị định 71/2019/NĐ-CP như sau:
"Điều 12. Vi phạm quy định về quản lý, kiểm soát tiền chất công nghiệp
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không ghi đầy đủ các thông tin theo quy định của pháp luật tại Sổ riêng theo dõi tiền chất công nghiệp trong sản xuất, kinh doanh.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không lập Sổ riêng theo dõi tình hình sản xuất, kinh doanh tiền chất công nghiệp.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không có biện pháp quản lý, kiểm soát tiền chất công nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh."
Căn cứ quy định trên, ta thấy mức xử lý vi phạm đối với hành vi không lập sổ riêng theo dõi tình hình sản xuất, kinh doanh tiền chất công nghiệp được quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 71/2019/NĐ-CP là phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Theo đó, mức phạt tiền này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân thực hiện. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân được quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 71/2019/NĐ-CP.
Như vậy, ta thấy khi tiến hành hoạt động kinh doanh tiền chất công nghiệp, tổ chức,cá nhân phải đáp ứng các điều kiện được quy định tương ứng, trong đó có yêu cầu tổ chức, cá nhân phải lập sổ riêng theo dõi tình hình sản xuất, kinh doanh tiền chất công nghiệp với đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật. Trường hợp tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động kinh doanh tiền chất công nghiệp mà không lập sổ này thì bị xử lý theo quy định tại Nghị định 71/2019/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mục đích nguồn lực tài chính từ tài sản công? Hình thức giám sát của cộng đồng đối với tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công?
- Đất rừng đặc dụng là gì? Tiêu chí phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất rừng đặc dụng được xác định như thế nào?
- Mẫu Báo cáo tổng kết công tác mặt trận thôn, bản, khu phố? Hướng dẫn lập Báo cáo tổng kết công tác mặt trận?
- Báo cáo thành tích tập thể Ban công tác Mặt trận thôn? Tải về mẫu báo cáo thành tích tập thể Ban công tác Mặt trận?
- Thẩm quyền giám sát việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương? Nguyên tắc hoán đổi trái phiếu?