Kinh doanh vận tải hành khách đường thủy nội địa là gì? Khi gặp thời tiết xấu thì người điều khiển phương tiện thủy nội địa phải làm gì?
Kinh doanh vận tải hành khách đường thủy nội địa là gì?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 110/2014/NĐ-CP có định nghĩa như sau:
Giải thích từ ngữ
...
2. Kinh doanh vận tải đường thủy nội địa là hoạt động của đơn vị kinh doanh sử dụng phương tiện thủy nội địa để vận tải hành khách, hàng hóa có thu cước phí vận tải.
...
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 78 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định về các hình thức kinh doanh vận tải hành khách đường thủy nội địa như sau:
Vận tải hành khách đường thuỷ nội địa
1. Vận tải hành khách đường thuỷ nội địa gồm các hình thức sau đây:
a) Vận tải hành khách theo tuyến cố định là vận tải có cảng, bến nơi đi, cảng, bến nơi đến và theo biểu đồ vận hành ổn định;
b) Vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến là vận tải theo yêu cầu của hành khách trên cơ sở hợp đồng;
c) Vận tải hành khách ngang sông là vận tải từ bờ bên này sang bờ bên kia, trừ vận tải ngang sông bằng phà.
...
Theo đó kinh doanh vận tải hành khách đường thủy nội địa là hoạt động người kinh doanh dùng những phương tiện để chở ngườivà thu lợi từ phí vận tải.
Kinh doanh vận tải hành khách đường thuỷ nội địa gồm các hình thức như vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến và vận tải hành khách ngang sông.
Kinh doanh vận tải hành khách đường thủy nội địa là gì? Khi gặp thời tiết xấu thì người điều khiển phương tiện thủy nội địa phải làm gì? (Hình từ Internet)
Khi gặp thời tiết xấu thì người điều khiển phương tiện thủy nội địa phải làm gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 78 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định về vận tải hành khách đường thuỷ nội địa như sau:
Vận tải hành khách đường thuỷ nội địa
...
3. Thuyền trưởng, người lái phương tiện chở khách hoặc phương tiện chở chung hành khách, hàng hoá phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Trước khi khởi hành phải kiểm tra điều kiện an toàn đối với người và phương tiện; phổ biến nội quy an toàn và cách sử dụng các trang thiết bị an toàn cho hành khách; không để hành khách đứng, ngồi ở các vị trí không an toàn;
b) Xếp hàng hoá, hành lý của hành khách gọn gàng, không cản lối đi; yêu cầu hành khách mang theo động vật nhỏ phải nhốt trong lồng, cũi;
c) Không chở hàng hóa dễ cháy, dễ nổ, hàng độc hại, động vật lớn chung với hành khách; không để hành khách mang theo súc vật đang bị dịch bệnh lên phương tiện;
d) Khi có giông, bão không được cho phương tiện rời cảng, bến, nếu phương tiện đang hành trình thì phải tìm nơi trú ẩn an toàn.
Như vậy, trong trường hợp gặp thời tiết xấu có giông, bão thì thuyền trưởng, người lái phương tiện chở khách hoặc phương tiện chở chung hành khách, hàng hoá không được cho phương tiện rời cảng, bến, nếu phương tiện đang hành trình thì phải tìm nơi trú ẩn an toàn.
Người mua vé có phải cung cấp giấy tờ tùy thân cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách đường thủy nội địa không?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 80/2014/TT-BGTVT (sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 34/2019/TT-BGTVT sửa đổi bổ sung quy định:
Vé hành khách, bán vé, kiểm soát vé
1. Vé hành khách
a) Vé hành khách được phát hành theo hình thức vé giấy hoặc vé điện tử theo mẫu quy định tại Phụ lục II và Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách phải niêm yết công khai giá vé tối đa tại cảng, bến hành khách, phương tiện vận tải và trên trang thông tin điện tử; hướng dẫn cho hành khách cách sử dụng vé để đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của hành khách theo quy định;
c) Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách và hành khách tự thỏa thuận về giá vé cụ thể nhưng không được vượt quá giá vé tối đa đã niêm yết. Vé hành khách do tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách tự in và phát hành;
d) Vé hành khách hợp lệ phải đảm bảo các điều kiện sau:
Do đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa phát hành;
Đối với vé giấy: không bị tẩy, xóa, sửa chữa, còn đủ các thông tin, phải ghi đúng tuyến vận tải và thời gian chạy;
Đối với vé điện tử: có bản in, bản chụp vé theo quy định của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách hoặc có bằng chứng được lưu trữ trên hệ thống cơ sở dữ liệu của đơn vị kinh doanh vận tải, trên đó có đầy đủ các thông tin cá nhân trùng khớp với một trong các giấy tờ quy định tại điểm b, khoản 2 Điều này.
2. Bán vé hành khách
a) Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải được tự tổ chức bán vé tại nhiều địa điểm, trong nhiều ngày, nhiều phương thức bán vé tạo điều kiện thuận lợi cho người mua vé trước thời điểm phương tiện hoạt động:
b) Trường hợp cần thiết, doanh nghiệp có thể đề nghị người mua vé cung cấp giấy tờ tùy thân hoặc các giấy tờ khác có đầy đủ các thông tin cá nhân được pháp luật công nhận. Trường hợp mua vé trực tuyến qua mạng thông tin điện tử, người mua vé phải cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết theo quy định của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách;
c) Lập danh sách hành khách theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Theo đó trong những trường hợp cần thiết thì người kinh doanh vận tải đường thủy nội địa có thể đề nghị người mua vé cung cấp giấy tờ tùy thân.
Trường hợp mua vé trực tuyến qua mạng thông tin điện tử, người mua vé phải cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết theo quy định của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?